• CLB Võ tự vệ Q4

    Cụ Nguyễn Tế Công sinh năm 1873 tại một gia đình giàu có ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Đầu tiên ông theo học Hoắc Bảo Toàn nổi tiếng về Vịnh Xuân Quyền ở Phật Sơn, lại giỏi đạo pháp. Sau khi học Hoắc Bảo Toàn, hai anh em cụ Tế Công và Kỳ Sơn lại tiếp tục theo học Phùng Thiểu Thanh và tiếp đó là học Trần Hoa Thuận.

    Vịnh Xuân Quyền ra đời cách đây khoảng 400 năm do Ngũ Mai sư thái được coi là sư tổ sáng tạo ra những chiêu thức tiền khởi của Vịnh Xuân Quyền. Bà truyền cho đồ đệ là Nghiêm Vịnh Xuân, con gái của một danh thủ quyền thuật dòng Nam Thiếu Lâm tên là Nghiêm Nhị.

    Theo những ghi chép lịch sử, cụ Nguyễn Tế Công sang Việt Nam lánh nạn vào cuối năm 1939. Lúc đầu ở Hải Phòng sau cụ chuyển về phố Hàng Buồm. cụ thu nhận một số đồ đệ người Hoa và người Việt như: võ sư Trần Văn Phùng, võ sư Trần Thúc Tiển, võ sư Ngô Sĩ Quý…

    Nguyen Te Cong va cac de tu

    Sư tổ Vĩnh Xuân Quyền Việt Nam cụ Nguyễn Tế Công và các học trò.

    Cụ rời Hà Nội năm 1954 để vào Sài Gòn, sau đó các học trò lần lượt mở lớp dạy Vĩnh Xuân Quyền và từ đó hình thành nhiều nhánh Vĩnh Xuân.

    Tại Sài Gòn, cụ cũng dạy võ thuật cho một số người như Lục Viễn Khai, giáo sư kiến trúc Đỗ Bá Vinh, bác sĩ Nguyễn Bá Khả (nguyên Bộ trưởng Y tế Miền Nam Việt Nam), Nguyễn Duy Hải…

    Ít ai biết vị sư tổ sáng lập ra phái Vĩnh Xuân Quyền ở Việt Nam từng học chung một thầy với Diệp Vấn và là sư huynh của vị nhất đại tông sư nổi tiếng Hồng Kông.

    Năm 1960 cụ qua đời ở tuổi 84, để lại ở Việt Nam một kho tàng kiến thức đồ sộ về Vĩnh Xuân Quyền. Các môn sinh của ông đã gìn giữ và phát huy kho tàng kiến thức này và truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đại sư Nguyễn Tế Công đã được các môn sinh suy tôn là Sư tổ Vĩnh Xuân Việt Nam.

    Nguyen Te Cong tap voi moc nhan

    Cụ Nguyễn Tế Công xứng đáng với danh hiệu sư tổ Vĩnh Xuân Việt Nam dù với bản chất bí truyền, không loại trừ còn có những đệ tử Vĩnh Xuân được các cao nhân Vĩnh Xuân khác truyền lại.

    Lịch sử cũng có ghi lại, gia đình cụ Tế Công ở ngay gần gia đình Diệp Vấn. Khi gia đình Diệp Vấn gặp khó khăn, gia đình Tế Công thường xuyên giúp đỡ. Hai bên có mối quan hệ với nhau rất thân thiết.

    Nguyễn Tế Công hơn Diệp Vấn 16 tuổi, cả hai đều là học trò đời thứ 7 của Vịnh Xuân, nhưng Tế Công là người được học võ trước nên tinh thông võ nghệ. Lý thuyết thì vị Sư tổ Vĩnh Xuân Việt Nam chỉ là sư huynh của Diệp Vấn, nhưng cũng có thể coi Tế Công là sư bá của Diệp Vấn, bởi Tế Công đã từng dạy võ cho vị “nhất đại tông sư Hồng Kông” hồi còn ở Quảng Đông.

    Kể từ đó trở đi, võ Vịnh Xuân Quyền được truyền lại cho các thế hệ sau, tuy nhiên mỗi đời sư phụ chỉ được truyền võ công lại cho 1 học trò. Kể từ đời thứ 7, hai học trò của Lương Bích, Trần Hoa Thuận là Nguyễn Tế Công và Diệp Vấn đã giúp Vĩnh Xuân Quyền được truyền bá rộng rãi.

    Gần nhà, cùng học võ Vịnh Xuân Quyền rồi cùng phải phiêu bạt xa quê hương, cuộc đời của Nguyễn Tế Công và Diệp Vấn có rất nhiều điều tương đồng. Họ đều là những người giỏi võ thuật, và có công trong việc quảng bá võ Vịnh Xuân đến toàn thế giới.

    Một điểm chung lớn nhất, họ đã tạo dựng được cơ đồ ở nơi “đất khách quê người” khi đều trở thành những vị Sư tổ võ thuật ở Việt Nam và Hồng Kông.

    Tổng hợp (Khám phá)

Chủ đề liên quan

  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2

0

Trực tuyến

16

Người dùng

182

Chủ Đề

422

Bài Viết

Được thiết kế bởi Typing Diễn đàn đang trong giai đoạn thử nghiệm Facebook, Youtube
Đăng ký thành viên tại đây.
Bạn có thể trao đổi và bàn luận về võ thuật trên diễn đàn.