• Giới thiệu với anh em kĩ thuật đánh trỏ trong Vịnh Xuân
    https://www.youtube.com/shorts/oT_jEVvZFXA


  • Trường phái võ Vịnh Xuân nổi tiếng với kỹ thuật niêm thủ (tay chân đeo bám, dính sát đòn thế của đối thủ) và cú đấm đứng có tên là Nhất Thốn quyền…
    Hệ thống kỹ thuật chỏ Vịnh Xuân hiện nay có 7 đòn thế, do chưởng môn Lương Ðĩnh sáng lập.

    Là đệ tử chân truyền và là truyền nhân của cố chưởng môn Diệp Vấn, võ sư Lương Ðĩnh nhận thấy giữa võ công Vịnh Xuân ở Hong Kong và ở nơi phát xuất là Phật Sơn, Quảng Châu có nhiều khác biệt. Ông đã nghiên cứu kỹ thuật chỏ được truyền dạy ở cả hai nơi, cải biên thành một hệ thống mới thể hiện hết đặc trưng của võ phái.

    7 đòn chỏ gồm:

    1/ Cát trửu: là đòn đưa chỏ lên cao, đập thẳng xuống mục tiêu là đầu, mặt đối thủ.

    2/ Quải trửu: đưa chỏ lên cao, chém sả xuống như một nhát dao theo đường chéo. Mục tiêu của quải trửu rất rộng, gồm trán, mặt, cổ, xương quai xanh, ngực. Quải trửu có hiệu lực cao cả công lẫn thủ, hóa giải dễ dàng một đòn của đối thủ định chẹn cổ ta phía trước.

    3/ Bãi trửu: đòn chỏ chặt ngang vào mặt khi đối thủ muốn ôm chầm lấy ta trong khoảng cách gần. Khi tung đòn, cánh tay trước thẳng đứng với bắp tay, vặn hông để đưa chỏ đánh vào đầu đối thủ. Tay kia nắm đầu đối thủ khi đòn chỏ đánh ngang ra.

    Ba đòn chỏ này vẫn được coi là kỹ thuật truyền thống của Vịnh Xuân, vì chúng đã được cố chưởng môn Diệp Vấn truyền dạy cả ở Hong Hong và Phật Sơn.

    4/ Lan thủ: là đòn chỏ nhưng chỉ dùng cánh tay đập mạnh bàn tay vào đầu, cổ, ngực đối thủ. Ðể tạo lực xoắn lớn, khi tung đòn cùi chỏ được gấp gắt và động tác vặn hông cũng nên gắt.

    5/ Bình trửu: là đòn chỏ hiểm hóc, được tung ra khi cánh tay nằm ngang nhắm vào những phần mềm như yết hầu.

    6/ Hậu trửu: cũng là một đòn chỏ hiểm hóc, nhắm vào đối thủ ở phía sau. Giơ nắm đấm lên cao phía trước, xoáy nắm đấm thúc cùi chỏ ngược về phía sau.

    7/ Trực lạc trửu: là đòn chỏ ở tầm thật gần, tình thế khẩn cấp khi đối thủ lao thẳng vào ta. Ðưa cùi chỏ lên cao, cánh tay thẳng góc với bắp tay, đánh thốc xuống nhắm vào đỉnh cột sống trên gáy đối thủ, dùng mút chỏ chạm đòn.

    Chưởng môn Lương Ðĩnh nhắc nhở: “Việc sử dụng kỹ thuật chỏ cần hạn chế tối đa, không thể tùy tiện mà phải thật đúng lúc. Vì muốn tung đòn chỏ, phải rút ngắn khoảng cách giữa ta và đối thủ bằng cách nhập nội. Thời gian nhập nội là cơ hội thuận lợi để cho đối thủ tấn công ta. Nếu còn cơ hội hãy tấn công đối thủ bằng thủ pháp, đối thủ sẽ phải chặn đỡ nên để lộ sơ hở. Ðó là lúc thích hợp nhất để tung đòn cùi chỏ. Còn bắt đầu bằng một đòn chỏ sẽ khó thi triển đòn tiếp theo, nhất là khi đối thủ có phản ứng tốt”.

    Vì đòn chỏ dùng điểm nhọn của chỏ làm điểm chạm đòn nên sức tập trung lực đánh và công phá rất cao so với bất cứ đòn đánh bằng tay chân nào. Lãnh một đòn chỏ vào chỗ nhược, đối thủ sẽ khó đứng vững để giao đấu. Ðặc biệt, trong những trường hợp nguy nan mà đối thủ đã tiếp cận sát, kỹ thuật chỏ chính là đòn giải nguy hữu hiệu nhất hạ thủ đối phương chớp nhoáng.

    Nguồn internet

Chủ đề liên quan

  • 1
  • 1
  • 2
  • 2
  • 3
  • 3
  • 2
  • 1

0

Trực tuyến

16

Người dùng

183

Chủ Đề

427

Bài Viết

Được thiết kế bởi Typing Diễn đàn đang trong giai đoạn thử nghiệm Facebook, Youtube
Đăng ký thành viên tại đây.
Bạn có thể trao đổi và bàn luận về võ thuật trên diễn đàn.