Ở bài trước mình đã đề cập đến vấn đề về cách tập bài Tiểu Niệm Đầu, nhưng đó chỉ là lý thuyết + văn mô tả mà chưa có hình ảnh gì để minh họa. Bài này mình sẽ bổ xung hình ảnh để bạn tập theo hình được chính xác hơn. Chúc các bạn tập luyện vui vẻ!

Lưu ý những ví dụ minh họa được chia thành nhiều trang trong bài viết này…

Cái này thì có vẽ rõ ràng hơn cho bạn tập Tiểu Niệm Đầu.

[pe2-image src=”http://lh3.ggpht.com/-Ra7IuDrP4Vo/UVmiBYj8xCI/AAAAAAAAIAQ/zjT-2qhk2XY/s144-c-o/siulimtao1.png” href=”https://picasaweb.google.com/113688576341869324782/TieuNiemAu3#5861894534656214050″ caption=”” type=”image” alt=”siulimtao1.gif” ] [pe2-image src=”http://lh6.ggpht.com/-eAIdvEi6vEY/UVmiBfJbXSI/AAAAAAAAIAU/3K-z2w0L7Mg/s144-c-o/siulimtao2_2.png” href=”https://picasaweb.google.com/113688576341869324782/TieuNiemAu3#5861894536424021282″ caption=”” type=”image” alt=”siulimtao2_2.gif” ] [pe2-image src=”http://lh3.ggpht.com/-EOyr2BqEiXc/UVmiBd1YjyI/AAAAAAAAIAY/djdOc_EwflM/s144-c-o/siulimtao3.png” href=”https://picasaweb.google.com/113688576341869324782/TieuNiemAu3#5861894536071515938″ caption=”” type=”image” alt=”siulimtao3.gif” ] [pe2-image src=”http://lh5.ggpht.com/-caTQ1BtKHA0/UVmiB8OQVNI/AAAAAAAAIAo/4hS3FC3gHlE/s144-c-o/siulimtao4.png” href=”https://picasaweb.google.com/113688576341869324782/TieuNiemAu3#5861894544228898002″ caption=”” type=”image” alt=”siulimtao4.gif” ] [pe2-image src=”http://lh5.ggpht.com/-rAr6i5CvEJE/UVmiB3LkUBI/AAAAAAAAIAk/CFZwbSQYuyU/s144-c-o/siulimtao5.png” href=”https://picasaweb.google.com/113688576341869324782/TieuNiemAu3#5861894542875447314″ caption=”” type=”image” alt=”siulimtao5.gif” ]

Pages 1 2 3 4

Đầu tiên mình xin cảm ơn tác giả của bài viết này! Tác giả đã viết rất tỉ mỉ về cách tập bài Tiểu Niệm Đầu hay còn gọi là Thủ Đầu Quyền, tuy vậy đây vẫn chỉ là lời văn mô tả cách tập chứ không kèm theo hình ảnh minh họa chi tiết rõ ràng. Dẫu sao thì cũng rất cám ơn tác giả và mình xin phép được trích bài viết của tác giả (mình đoán tác giả chắc tên là Phú) từ blog : http://ptcntt.blogspot.com/2008/11/tiu-nim-u.html

Tiểu Niệm Đầu

Hôm qua CN 16-11-08 học tiểu niệm đầu, trước khi viết về tiểu niệm đầu ghi lại đôi chút về nhật ký tập Vịnh xuân vì chưa ghi nhật ký về môn này:

  • Bắt đầu tập từ tháng 4-2007, xoay + các động tác căn bản như đánh
  • quãng tháng 8/2008 xong 108
  • Quãng tháng 9,10 nhập với lớp trên thành lớp (G->) F

1. Chào
2. Nhị tự kiềm dương
3. Hai tay đưa xuống tay phải ngoài, trái trong, bàn tay các ngón duỗi thẳng
4. Hay tay lên trên
5. Hai tay rút về
6. Đấm tay phải (khuỷu tay cách mỏ ác một nắm đấm)
7. Mở bàn tay búng thẳng (xỉa)
8. Ngửa bản tay
9. Úp bàn tay
10. Xoay kéo về + tay trái đấm ra (tay kéo về ở trên)
11 ->13 như (7->9) với tay trái
14. rút tay trái

Sau đây là ý của bài TND trích tìm từ Internet

Có lẽ bài quyền đầu tiên mà các môn sinh VX được học là “Tiểu niệm đầu” hay “Thủ đầu quyền”.

Đặc điểm của bài là không chuyển bộ, suốt bài chỉ đứng thế “Nhị tự kiềm dương mã”, thân thể hơi ngửa về sau. Như tên cho thấy, bài chứa đựng những thế căn bản quan trọng của môn phái như Thân thủ, Bàng thủ, Nhật tự xung quyền, Phách thủ, Hộ thủ, Phục thủ… toàn bài đánh hai tay nới giãn không dùng lực, đòn thế xuất phát trên “trung tâm tuyến”.

Bàng -Tản – Phục thủ

Bài đặc biệt chú trọng luyện sự biến chuyển từ Phục thủ qua Hộ thủ, lúc luyện hai thế này giống như lạy Phật ba lần nên bài còn có tên là Tam bái Phật.

Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Đĩnh:

1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã

2. Giao thoa thân thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền

3. Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền

4. Thân thủ bán khuyên thủ hộ thủ phục thủ

5. Trắc chưởng chánh chưởng thân thủ khuyên thủ thâu quyền

6. Tả hữu án thủ hậu án thủ tiền án thủ

7. Lan thủ phất thủ lan thủ song chẩm thủ tiêu chỉ thủ

8. Trường kiều án thủ song đề thủ thâu quyền

9. Trắc chưởng hoành chưởng thâu quyền

10. Thân thủ chẩm thủ quát thủ

11. Lao thủ hạ lộ hoành chưởng thâu quyền

12. Bàng thủ thân thủ ấn chưởng thâu quyền

13. Thoát thủ liên hoàn xung quyền thâu cước

Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Quan Mãn:

1. Khai Thung Mã

2. Song giao tiễn

3. Bài chỉ

4. Phật chưởng

5. Sát thủ

6. Lạp thủ

7. Xí chưởng

8. Thân thủ

9. Bàng thủ

10. Thoát thủ

Mấy chữ ở trên nó không biết em nên chẳng hiểu gì cả. Nhờ các cao thủ phân tích thêm cho bài quyền này!

(Tư liệu trích từ vinhxuan.org)

Đôi điều về Tiểu Niệm Đầu

Được gửi vào 20/12/2007

Mỗi môn thể thao đều có những động tác cơ bản. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải khổ luyện những động tác đó để thực hiện chúng chuẩn xác. Tiểu Niệm Đầu là quyền pháp cơ bản của Vịnh Xuân quyền. Nếu bạn hiểu những nguyên tắc của Tiểu Niệm Đầu, thuần thục các đòn và ra sức đúng, bạn có thể hoàn thành các mục đích của Tiểu Niệm Đầu. Từ đó, có thể tiến nhanh hơn khi học Vịnh Xuân.

Quyền thuật của Tiểu Niệm Đầu rất đơn giản. Mọi môn sinh Vịnh Xuân đều đã quen thuộc với nó, nên tôi sẽ không đi vào chi tiết. Tôi chỉ muốn nói những điều tôi hiểu và học được từ các nguyên lý của Tiểu Niệm Đầu. Hy vọng, kinh nghiệm của tôi sẽ giúp các tân môn sinh.

Có Thế tấn đúng trong Tiểu Niệm Đầu sẽ khiến dòng lực chảy liên tục trong toàn thân và tăng sức trong công và thủ. Các động tác của Tiểu Niệm Đầu nhằm tập trung tư tưởng, trải năng lượng trên toàn thân và tạo sức. Ngoài việc là một quyền pháp, Tiểu Niệm Đầu còn giúp tăng cường thể lực. Nó cũng tốt cho người già.

Một số người nói “Nhị Tự Kiềm Dương Mã” có thể được dùng để vít đầu con dê (kiềm dương), hoặc dùng để bảo vệ hạ bộ (cũng có nghĩa kiềm dương), tôi sẽ không tranh luận nghĩa nào là đúng, mà chỉ phân tích các tác dụng của Nhị Tự Kiềm Dương Mã như sau: doãng chân ra đều vừa mức với chiều cao và bề ngang của bạn. Cong gối là một cách tiết kiệm sức lực khi giữ trọng lượng của bạn. Xoay ngón chân cái vào trong thành hình chữ Bát rất có tác dụng, nên cần xem xét kỹ tiếp. Nếu kéo dài chữ Bát bạn sẽ có một tam giác. Ở đây có những nguyên tắc để xác định góc tạo thành đó là góc nhọn hay góc tù. Đưa chân bạn ra theo trục thẳng trước mặt cho đến khi chân nằm ngang. Lấy điểm vuông góc với gót chân bạn là đỉnh của tam giác. Đứng như thế nào đó để hai chân bạn hướng đúng vào đỉnh này. Khi đó bạn đã đứng đúng thế chữ Nhị.

Khi tấn công, nếu bạn đứng đúng thế chữ Nhị, bạn có thể đá bất kỳ lúc nào mà không cần chuẩn bị, và cú đá sẽ có toàn bộ sức của thân thể khi tấn công vào trung điểm của địch thủ. Nó cũng được dùng để thủ. Tóm lại, nó được dùng để phản ứng nhanh.

Các kỹ thuật của Than Thủ, Bàng Thủ và Phục Thủ đều dựa trên thế tấn này để phát huy sức lực khéo léo. Những người mới tập thường thấy vất vả khi tập Than Thủ, Bàng Thủ. Đó là vì họ chưa biết cách dùng đúng kỹ thuật. Thực ra, bạn không cần dùng nhiều sức trong Than Thủ và Bàng Thủ. Một khi bạn đã hiểu được cách dùng lực, bạn có thể chống đỡ được lực công rất lớn bằng một lực nhỏ. Để làm được điều này, bạn cần tìm được góc độ thích hợp cho mình khi dùng Than Thủ và Bàng Thủ khi tập Tiểu Niệm Đầu. Sau đó, kết hợp với Nhị Tự Kiềm Dương Mã, bạn có thể dùng “tứ lạng bạt thiên cân”.

Khi tập Than Thủ và Bàng Thủ của Tiểu Niệm Đầu bạn dần tìm được góc thích hợp đó. Khi tập Than Thủ, ra sức với cả cùi và đánh lòng bàn tay ngửa từ từ theo đường trung tâm cho đến khi bạn cảm thấy có lực cản lại. Đó chính là góc hợp với Than Thủ của bạn. Dùng phương pháp này cho cả Phục Thủ, bạn sẽ tìm được góc độ thích hợp cho Phục Thủ và Bàng Thủ của mình. Nếu bạn dùng góc độ này khi tập Li Thủ (Chi-Sau), cùng với Nhị Tự Kiềm Dương Mã, bạn có thể dùng lực yếu chống lực mạnh.

Các kỹ thuật khác cũng có những nguyên tắc riêng về ra sức và dùng lực. Nhưng nếu bạn đã thuần thục và kết hợp được Than Thủ, Bàng Thủ và Phục Thủ, bạn sẽ hiểu các động tác khác bằng sự suy diễn tương tự.

Tiểu Niệm Đầu bao gồm cả động và tĩnh, giúp bạn tập trung vào việc trải sức ra toàn thân. Tăng lưu thông máu mà không làm tăng mạch đập, khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực.

Từ Thượng Điền

Một trong số những bài quyền đầu tiên mà các môn sinh Vĩnh xuân được học và luyện tập là bài “Tiểu Niệm Đầu” (Thủ đầu quyền). Các bạn có thể đóng góp thêm những hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong quá trình luyện tập bài quyền này. Về phần tôi, có một số nguyên tắc cơ bản như sau:

1- Đứng thẳng, hai bàn chân sát nhau, hai tay để cạnh người. Thả lỏng cơ thể (không uể oải). Hai tay nâng lên ngực, nắm đấm tay hổ, lòng bàn tay hướng lên trên

2- Chuyển sang tấn kiềm dương, cột sống thẳng. Lưu ý, đầu gối không vượt quá đầu ngón chân, lưng không vượt quá gót chân.

3- Nhíu hậu môn để liên kết toàn bộ cơ thể thành một khối.

Theo ý của tôi, nếu lấy lí do “cấu trúc cơ thể tôi đã như vậy, tôi làm thế nào để cảm thấy thoải mái là được” – không mang tính xây dựng. Với mỗi môn sinh, nên có ý thức với từng động tác của mình. Khi đã đưa được vào khuôn, bạn có thể vận động hình gì cũng được. Mọi con đường đều dẫn đến La mã. Vì thế mà ngay từ thời kì ban đầu, người thầy phải chỉnh vừa đúng hình, vừa phù hợp với đặc điểm riêng cho từng người, chủ yếu phải dùng “Body language”. Vì quá mất thời gian nên VX không thể phổ cập được là vậy. Tôi nghỉ đã lâu, hiện nay luyện tập không khác gì môn sinh mới cả. Tuy nhiên, ngồi suy ngẫm trước khi luyện tập cũng thấy khác biệt. Càng nghĩ càng thấy các cụ sáng tác ra bài quyền này tài quá! Vài kinh nghiệm chia sẻ cùng các bạn. 5 khái niệm nêu trên, mỗi người có thể biết (hiểu) theo cách khác nhau. Mong được trao đổi sâu hơn cùng mọi người cho xôm chợ!

Chào ! Các Huynh Đệ VX VN thân mến.Xin mời các Cao Thủ hãy mô tả ngắn gọn từng động tác một và cách thức thể hiện của bài Tiểu Niệm Đầu theo thứ tự 1, 2, 3, 4, … kèm theo bình luận riêng (nếu có) để đồng môn khác được mở rộng tầm nhìn.(Có thể xin các Sư Phụ chỉ giáo thêm cho bài bản !!!)Theo Giao Lưu tôi biết thì hiện nay bài TND của mỗi Dòng mỗi khác và có độ dài ngắn, góc độ… rất là khác nhau và thường là dài hơn bài của VX HK.Hy vọng chúng ta có thể cùng lập ra một bài: TIỂU NIỆM ĐẦU MẪU MỰC của VXVN ở đây sau khi tổng kết forum này

ơ, tui nói thật mà bác lại tưởng tui đùa à ?? Chỉ 3 chiêu thức mẫu mực đó thôi, tập ròng rã liên tục vài năm năm chỉ 3 chiêu thức đấy sẽ thấy các chiêu thức khác chỉ là phụ. Kể ra thì phải thêm bàng thủ hay cái quái gì thủ ấy nhưng xét về cơ bản thì Balo tui nghĩ chỉ có 3 chiêu đó là độc đáo thôi. Có một cái dở là ở VN khi tập các bài quyền hinh như không có biết đến tên của các đòn thế. Tui cũng đã hỏi Thầy thì được bảo là có tên đòn thế hết nhưng ổng làm biếng dạy he he he. Kể ra so sánh với bên wing chun của Hong kong hay China, đòn thế trogn TND của ta có nhiều đòn lạ hơn như luyện cổ tay, luyện phiếu chỉ, luyện sự tì miết của bàn tay.Có nơi tập xoay chân nữa, cũng chẳng sao vì họ tập ở cuối bài, như 01 chiêu thức tập thêm cũng có vấn đề gìđâu. Tui thấy bài TND của ta có vài chiêu trong bài Tiêu Chỉ của Hong kong. He he, chắc cụ Tế Công cụ lười dạy nên thôi ghép vài cái lại dạy một thể. Vậy nhỉ, nếu anh cùng tập VX theo dòng của Te Cong thì nói sơ sơ vậy là đủ. Chứ tui không có khả năng diễnđạt lại cả bài TND trên giấy. Tập TND đã thấy trực quyền đưa ra là khí nóng chạy tới đầu quyền chưa vậy?? Đàu ngón tay có thây rần rật chưa ?? ĐẶc biệt là có thấy khí nó chạy từ chân lên không ?? Nếu anh tập được đến đó rùi thì sự khác nhau về đòn thế trogn TND khôngcó ý nghĩa gì hết.CÒn nếu chưa bao giờ thấy thì lối tập của nah khác với lối tập của tui. Cái này thì không thể trao đổi qua giáy hay giảng cho nhau hiểu được, chỉ có tập theo năm tháng mới ngộ ra thôi.

Mời các bạn tham khảo:

1. Đứng thẳng, hai bàn chân sát nhau, hai tay để hai bên cạnh người. Đảm bảo là thân thể thoải mái nhưng không uể oải. Nâng hai tay lên cạnh ngực; nắm hai nắm tay lại, đốt 3 của ngón cái ép vào đốt giữa của ngón trỏ và ngón giữa, và lòng bàn tay hướng lên trên

2. Cong hai đầu gối. Hai gót chân dính vào nhau, mở bàn chân ra thành một đường thẳng (thẳng nhất có thể). Quay trên các ngón chân để tạo thành hình tam giác mà bàn chân chỉ về điểm cuối của cánh tay duỗi thẳng hết cỡ vào đường chính giữa thân thể. (Đảm bảo là đầu gối không vượt quá ngón chân và lưng không vượt quá gót chân).

3. Nhíu hậu môn để liên kết toàn thân thể thành một khối. Đây là thế cơ bản trong suốt bài quyền.

Nguồn: http://ptcntt.blogspot.com/2008/11/tiu-nim-u.html

Mỗi môn thể thao đều có những động tác cơ bản. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải khổ luyện những động tác đó để thực hiện chúng chuẩn xác. Tiểu Niệm Đầu là quyền pháp cơ bản của Vịnh Xuân quyền. Nếu bạn hiểu những nguyên tắc của Tiểu Niệm Đầu, thuần thục các đòn và ra sức đúng, bạn có thể hoàn thành các mục đích của Tiểu Niệm Đầu. Từ đó, có thể tiến nhanh hơn khi học Vịnh Xuân.

Quyền thuật của Tiểu Niệm Đầu rất đơn giản.  Mọi môn sinh Vịnh Xuân đều đã quen thuộc với nó, nên tôi sẽ không đi vào chi tiết.  Tôi chỉ muốn nói những điều tôi hiểu và học được từ các nguyên lý của Tiểu Niệm Đầu.  Hy vọng, kinh nghiệm của tôi sẽ giúp các tân môn sinh.

Có Thế tấn đúng trong Tiểu Niệm Đầu sẽ khiến dòng lực chảy liên tục trong toàn thân và tăng sức trong công và thủ.  Các động tác của Tiểu Niệm Đầu nhằm tập trung tư tưởng, trải năng lượng trên toàn thân và tạo sức.  Ngoài việc là một quyền pháp, Tiểu Niệm Đầu còn giúp tăng cường thể lực.  Nó cũng tốt cho người già.

Một số người nói “Nhị Tự Kiềm Dương Mã” có thể được dùng để vít đầu con dê (kiềm dương), hoặc dùng để bảo vệ hạ bộ (cũng có nghĩa kiềm dương), tôi sẽ không tranh luận nghĩa nào là đúng, mà chỉ phân tích các tác dụng của  Nhị Tự Kiềm Dương Mã như sau:  doãng chân ra đều vừa mức với chiều cao và bề ngang của bạn.  Cong gối là một cách tiết kiệm sức lực khi giữ trọng lượng của bạn.  Xoay ngón chân cái vào trong thành hình chữ Bát rất có tác dụng, nên cần xem xét kỹ tiếp.  Nếu kéo dài chữ Bát bạn sẽ có một tam giác.  Ở đây có những nguyên tắc để xác định góc tạo thành đó là góc nhọn hay góc tù.  Đưa chân bạn ra theo trục thẳng trước mặt cho đến khi chân nằm ngang.  Lấy điểm vuông góc với gót chân bạn là đỉnh của tam giác.  Đứng như thế nào đó để hai chân bạn hướng đúng vào đỉnh này.  Khi đó bạn đã đứng đúng thế chữ Nhị.

Khi tấn công, nếu bạn đứng đúng thế chữ Nhị, bạn có thể đá bất kỳ lúc nào mà không cần chuẩn bị, và cú đá sẽ có toàn bộ sức của thân thể khi tấn công vào trung điểm của địch thủ.  Nó cũng được dùng để thủ.  Tóm lại, nó được dùng để phản ứng nhanh.

Các kỹ thuật của Than Thủ, Bàng Thủ và Phục Thủ đều dựa trên thế tấn này để phát  huy sức lực khéo léo.  Những người mới tập thường thấy vất vả khi tập Than Thủ, Bàng Thủ.  Đó là vì họ chưa biết cách dùng đúng kỹ thuật.  Thực ra, bạn không cần dùng nhiều sức trong Than Thủ và Bàng Thủ.  Một khi bạn đã hiểu được cách dùng lực, bạn có thể chống đỡ được lực công rất lớn bằng một lực nhỏ.  Để làm được điều này, bạn cần tìm được góc độ thích hợp cho mình khi dùng Than Thủ và Bàng Thủ khi tập Tiểu Niệm Đầu.  Sau đó, kết hợp với Nhị Tự Kiềm Dương Mã, bạn có thể dùng “tứ lạng bạt thiên cân”.

Khi tập Than Thủ và Bàng Thủ của Tiểu Niệm Đầu bạn dần tìm được góc thích hợp đó.  Khi tập Than Thủ, ra sức với cả cùi và đánh lòng bàn tay ngửa từ từ theo đường trung tâm cho đến khi bạn cảm thấy có lực cản lại.  Đó chính là góc hợp với Than Thủ của bạn.  Dùng phương pháp này cho cả Phục Thủ, bạn sẽ tìm được góc độ thích hợp cho Phục Thủ và Bàng Thủ của mình.  Nếu bạn dùng góc độ này khi tập Li Thủ (Chi-Sau), cùng với Nhị Tự Kiềm Dương Mã, bạn có thể dùng lực yếu chống lực mạnh.

Các kỹ thuật khác cũng có những nguyên tắc riêng về ra sức và dùng lực.  Nhưng nếu bạn đã thuần thục và kết hợp được Than Thủ, Bàng Thủ và Phục Thủ, bạn sẽ hiểu các động tác khác bằng sự suy diễn tương tự.

Tiểu Niệm Đầu bao gồm cả động và tĩnh, giúp bạn tập trung vào việc trải sức ra toàn thân.  Tăng lưu thông máu mà không làm tăng mạch đập, khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực.

Từ Thượng Điền