Chào các bạn! LHVX xin thông báo 1 sự kiện vô cùng thú vị sẽ diễn ra vào tháng 11 này tại sân tập của Vịnh Xuân Quyền HongKong – SaiGon. “Võ sư Leo Au Yeung sẽ đến thăm và giao lưu với các bạn đam mê Vịnh Xuân Quyền ở Tp.Hồ Chí Minh”.

Chúng ta hãy cùng xem một số thông tin về Master Leo Au Yeung.

1. Giới thiệu

Master Leo Au Yeung sinh ra và lớn lên ở HongKong, tới năm 1997 Master Leo Au Yeung chuyển tới Anh và vào năm 1995 Master bắt đầu luyện tập Vịnh Xuân Quyền với người con trai cả của Diệp Vấn – sư phụ Diệp Chuẩn (Ip Chun). Và cứ mỗi năm Master trở về HongKong để tiếp tục luyện tập trên con đường Vịnh Xuân của mình cho đến nay.

Những năm sau tiếp theo, Master theo tập với sư phụ Samuel Kwok và tính đến này Master Leo Au Yeung đã tập được trên 20 năm. 

Master Leo Au Yeung được công nhận là môt bậc thầy kungfu, trực tiếp giảng dạy trong một ngôi trường võ thuật ở London (có tên LWC – London Wing Chun). Phong cách của Master rất đa dạng và thực tế, bao gồm: Vịnh Xuân Quyền, Thái Cực Quyền, Hồng Gia Quyền và Chinese kick-boxing.

2. Diệp Vấn tiền truyện

Có lẽ “Diệp Vấn” là tên seri phim mà tất cả mọi người yêu thích và tập luyện môn võ Vịnh Xuân Quyền đều biết đến. Để tạo ra một bộ phim với nhiều màn kungfu đặc sắc, và thực sự là đỉnh cao về Vịnh Xuân như thế đương nhiên phải dựa trên những đội ngũ chuyên nghiệp đứng đàng sau. Và Master Leo Au Yeung là một người trong số đó.

Master Leo Au Yeung có nhiều năm luyện tập Vịnh Xuân Quyền, cho đến năm 2008 Master được đạo diễn Diệp Vĩ Tín mời tới văn phòng của mình ở HongKong để cùng tham gia biên đạo võ thuật cho bộ phim Diệp Vấn do Chung Tử Đơn thủ vai chính. Và ở đây, họ đã cùng làm việc chặt chẽ với Hồng Kim Bảo.

Rồi sau thành công vang dội của Diệp Vấn 2008, Master Leo Au Yeung tiếp tục biên đạo võ thuật với bộ phim “Diệp Vấn tiền truyện“. AD nghĩ đây là một bộ phim chân thật nhất về thời niên thiếu của sư phụ Diệp Vấn (có cả truyện tranh cho bộ phim này), và được đánh giá chuyên môn võ  thuật rất cao. Trong phim các bạn còn thấy có sự tham gia của 2 diễn viên cạo cội: Nguyên Bưu và Hồng Kim Bảo nữa.

Dưới đây là một số hình ảnh về Master Leo Au Yeung:

Với những kiến thức và kinh nghiệm của mình, master Leo Au Yeung đã và đang tiếp tục truyền bá và phát huy môn võ Vịnh Xuân Quyền trên toàn thế giới.

Quay lại với sự kiện, sư phụ Leo Au Yeung sẽ có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày: 10/11/2017 và 14/11/2017 để cùng chúng ta giao lưu, trao đổi về môn võ Vịnh Xuân Quyền. Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo ở đây:

Địa chỉ cụ thể như sau các bạn nhé:

CLB Vịnh Xuân HongKong – SaiGon (0915 31 33 44)

Sân tập: Khu thể thao trường THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN, số 1A Lê Bình, P4, quận Tân Bình

Quay ngược lại thời gian một tí :D, vào năm 1995 nhận lời mời từ Samuel Kwok 2 sư phụ Diệp Chuẩn và Diệp Chính sang Chicago – Mỹ dự một cuôc hội thảo về Vịnh Xuân Quyền do Samuel Kwok tổ chức.

Cuộc hội thảo diễn ra hết sức tốt đẹp, duy chỉ có một điều bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn của Samuel Kwok :D, đó là việc sư phụ Diệp Chính chỉ vài chiêu đầu của bài Mộc nhân đã làm gãy một cánh tay của con mộc nhân làm cả khán đài phải “Ồ” lên… Người ta đã phải thay một chiếc tay mới cho ông để ông có thể tiếp tục đánh, nhưng thiết nghĩ ông sẽ ko còn phát lực vào mộc nhân như trước nữa. Bởi nếu cứ làm như thế thì sẽ chẳng còn đủ cánh tay nào để thay cho ông đánh nữa đâu.

“Không phải Kungfu của tôi tốt, mà chỉ vì mộc nhân này tay nó hơi tệ mà thôi.” – sư phụ Diệp Chính

[youtube-subscribe]

Chúc các bạn luyện tập vui vẻ!

Grand Master Samuel Kwok was born in Hong Kong in 1948, the son of a Church Minister. His interest in the martial arts started at an early age, his first experience was in White Crane Kung Fu, under the guidance of his uncle Luk Chi Fu. His Wing Chun training first started in 1967 under Chan Wai Ling in Hong Kong.

(Sư phụ Samuel Kwok sinh năm 1948 ở Hong Kong, ông là con trai của một mục sư. Ông bắt đầu quan tâm tới võ thuật từ rất sớm, và môn võ đầu tiên ông tập là Bạch Hạc Quyền, dưới sự hướng dẫn của người chú Luk Chi Fu. Ông bắt đầu luyện tập Vịnh Xuân từ năm 1967 ở Hong Kong.)

samuel-kwok-punch-light

In 1972 Samuel Kwok came to the UK to study psychiatric nursing and pursue a new life. Living in London then, he went to the Church of Reverend Kao, he told him about one of the members of the congregation, a Wing Chun teacher called Lee Sing, who started teaching Samuel Kwok in 1973.

(Năm 1972, Samuel Kwok tới vương quốc Anh để theo học ngành điều dưỡng và theo đuổi một tương lai mới. Ông sống ở London lúc đó, ông đã đến nhà thờ của mục sư Kao, Kao đã nói về sư phụ Vịnh Xuân Lee Sing với Samuel Kwok và Lee Sing bắt đầy dạy Vịnh Xuân cho Samuel Kwok vào năm 1973)

In 1978 he returned to Hong Kong in hope to find the true source of Wing Chun. Samuel Kwok was introduced to Ip Chun by Lee Sing; who at the time was joining the Ip Man Martial Arts Association. It was during a second meeting with Ip Chun that he offered to teach Samuel Kwok the Wooden Dummy techniques, realizing that he was being given a great honour he accepted. At this time, Ip Chun was only teaching part time.

(Năm 1978 ông quay về Hong Kong với hy vọng tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc Vịnh Xuân. Samuel Kwok được Lee Sing giới thiệu tới sư phụ Diệp Chuẩn; người lúc đó đang tham gia hiệp hội võ thuật Diệp Vấn. Sau lần gặp thứ 2, Diệp Chuẩn đề nghị dạy cho Samuel Kwok các kĩ thuật của Mộc nhân, Samuel Kwok nhận thấy đây là một vinh dự lớn và ngay lập tức nhận lời. Lúc này, Diệp Chuẩn chỉ có thể dạy bán thời gian.)

For the next few years Samuel Kwok had private tuition from Ip Chun, and after gaining Master level in Wing Chun, he opened his first school in Hong Kong. It was not long before his students began making a name for themselves at tournaments and demonstrations in the colony.

(Một vài năm sau, Samuel Kwok được sư phụ Diệp Chuẩn chỉ dẫn tận tình, và sau đó thì ông cũng trở thành một sư phụ Vịnh Xuân, ông mở lớp dạy đầu tiên ở Hong Kong.)

When returning to the UK in 1981, he was appointed chairman and senior overseas representative of the Ip Chun Martial Art Association by Grandmaster Ip Chun.

(Khi trở lại vương quốc Anh năm 1981, ông được sư phụ Diệp Chuẩn bổ nhiệm làm chủ tịch và đại diện cấp cao của hiệp hội võ thuật Diệp Chuẩn ở đây.)

Having settled in the UK, Master Kwok started to teach Wing Chun privately but later he opened his first school after great demand from several martial arts enthusiasts. In his bid to promote Traditional Wing Chun and his Si-Fu, in 1981 Master Kwok held the first of many seminars in the UK for Grandmaster Ip Chun.

(Sau khi đã định cư ở Vương quốc Anh, sư phụ Kwok bắt đầu dạy với một lớp nhỏ Vịnh Xuân nhưng sau đó, ông đã mở trường học Vịnh Xuân đầu tiên do nhu cầu lớn từ những người đam mê môn võ này. Trong những nỗ lực để giới thiệu Vịnh Xuân truyền thống cùng với sư phụ của ông, cuộc hội thảo đầu tiên của ông ở Anh quốc diễn ra vào năm 1981 dành cho sư phụ Diệp Chuẩn.)

In 1991 Master Kwok invited both Grandmasters Ip Chun and Ip Ching to the UK, to held their first joint seminars across the country. This was the first visit to the UK by Grandmaster Ip Ching.

(Tới năm 1991 sư phụ Kwok đã mời 2 đại sư phụ là Diệp Chuẩn và Diệp Chính sang Anh quốc, tổ chức cuộc nói chuyện đầu tiên cho họ tại nơi đây. Đây cũng chính là lần đầu tiên sư phụ Diệp Chính tới Anh quốc.)

In 1994 Master Kwok returned to Hong Kong to study with Grandmaster Ip Ching. Also In 1994 Master Kwok and Master Steve Lee Swift from New York helped to organize some very successful seminars in America, taught by Grandmaster Ip Chun.

(Năm 1994 sư phụ Kwok trở lại Hong Kong để học tiếp Vịnh Xuân với sư phụ Diệp Chính. Cùng năm đó, ông và sư phụ Steve Lee Swift đến từ New York đã giúp đỡ để tổ chức rất thành công hội thảo ở Mỹ, giảng dạy bởi sư phụ Diệp Chuẩn.)

In 1995 once again Grandmaster Ip Ching was invited by Master Kwok to the UK, to conduct several seminars across the country, but this time he was accompanied by Grandmaster Chu Shong Tin, one of the first students in Hong Kong of the late Grandmaster Ip Man.

(Năm 1995 một lần nữa sư phụ Diệp Chính được sư phụ Kwok mời sang Anh quốc để tiến hành cuộc hội thảo trên khắp cả nước, lần này có sự góp mặt của sư phụ Từ Thượng Điền, một trong những học trò đầu tiên ở Hong Kong của đại sư phụ Diệp Vấn)

Also in 1995 the two famous brothers Grandmaster Ip Chun and Ip Ching visited Chicago to teach together for the first time in America. Again, this visit was arranged and assisted by Master Samuel Kwok.

(Cũng trong năm 1995 hai huynh đệ Diệp Chuẩn và Diệp Chính tới Chicago để giảng dạy đầu tiên về Vịnh Xuân ở Mĩ. Lần này vẫn là do sự sắp xếp và hỗ trợ của Samuel Kwok.)

The Samuel Kwok Wing Chun Martial Art Association has now grown to become one of the largest Kung Fu organizations in the country. With students in Europe, U.S.A., South Africa and Australia; it has now become international. Although Master Kwok has many students teaching for him, he has always remained faithful to true Wing Chun tradition and still teaches classes personally.

(Hiệp hội võ thuật Vịnh Xuân Samuel Kwok đã phát triển và trở thành một trong những tổ chức Võ thuật lớn nhất trong cả nước. Với những học viên từ châu Âu, Mỹ, châu Phi và Australia; trường học trở thành đa quốc gia.)

In 1998 Master Samuel Kwok received a BA honour from Manchester University for his lifetime achievement and promotion of Martial Arts. Today Master Kwok is constantly promoting Wing Chun across the world by conducting and organizing seminars, competitions, demonstrations, books,[2] videos and helping the B.C.C.M.A. promote Chinese Martial Arts. He also helps to arrange tours and training in Hong Kong with Grandmaster Ip Ching for his students, showing that like himself he wants his students to benefit from this great master first hand.

(Năm 1998 sư phụ Samuel Kwok đã được nhận danh hiệu BA từ trường đại học Manchester cho thành tựu trọn đời của mình và phát huy võ thuật…)

Samuel Kwok Wing Chun demonstration in Chinatown, London on 10 Feb 2013 in conjunction with Chinese New Year celebrations.

Nguồn Sưu tầm

Một điều đơn giản nhất là không phải chúng ta đọc được bao nhiêu cuốn sách, mà quan trọng nhất là chúng ta hiểu được bao nhiêu phần trong cuốn sách. Vịnh Xuân Quyền là môn công phu có thể lĩnh hội được rất nhanh, nhưng phải mất rất nhiều năm tháng rèn luyện mới hiểu được sức mạnh của nó.

sam-kwok-sil-lim-tao

Sư phụ Samuek Kowk đánh bài Tiểu Niệm Đầu.

Đôi khi, có những điều nhỏ nhoi tình cờ có thể giúp chúng ta hiểu ra được rất nhiều vấn đề rộng lớn. Phải không ngừng quan sát và theo dõi, đôi lúc chúng ta tập trung để cảm nhận một vật, nhưng cũng phải có lúc phóng tầm nhìn bao quát để thấy được những thứ xung quanh.

Không nên gò bó mình trong bất kì một nguyên tắc nào, mình nghĩ Vịnh Xuân cũng vậy… lĩnh hội và phát triển, đó mới chính là Vĩnh Xuân.

Hãy tìm cho mình một chỗ tập tốt, một người bạn cùng tập Vịnh Xuân, mọi thứ sẽ đến rất tự nhiên.

Chúc các bạn luyện tập vui vẻ!