Loading...

Thưa các bạn!

Bảy kỹ thuật cùi chỏ trên nằm rải rác trong cả ba quyền sáo căn bản của môn phái Vịnh Xuân. Các đòn trỏ rất hữu hiệu trong các bài tự vệ chống ôm trước, ôm sau,… Các thế đánh có uy lực và mức độ hiểm hóc cao (người tập cần cân nhắc; nếu không thật cần thiết thì không nên dùng; hoặc có sử dụng cũng nên nương lực…)

[siteorigin_widget class=”WP_Widget_Media_Image”][/siteorigin_widget]

Trong quyền sáo cải biên, 7 kỹ thuật cùi chỏ hiện nay của Vịnh Xuân là:

  1. Cát Trửu: dùng cùi chỏ đánh từ trên đầu xuống.
  2. Quải Trửu: là đòn cùi chỏ thúc ngang.
  3. Bãi Trửu: dùng cùi chỏ đánh xéo.
  4. Lan Thủ: gập gắp cùi chỏ để đánh bằng cánh tay trước (đòn này có một số dòng không xếp vào đòn chỏ; nên thực ra chỉ còn 6 đòn chỏ trong Vịnh Xuân).
  5. Bình Trửu: dùng cùi chỏ tạt ngang.
  6. Hậu Trửu: đòn cùi chỏ đánh về phía sau.
  7. Trực Lạc: Trửu đánh bằng cùi chỏ thẳng đứng thốc xuống.

Thân ái!
Nguồn: sư phụ Hiếu

Xin Chào!

Cám ơn cả nhà trong năm vừa qua đã luôn gắn bó với LHVX, và để bắt đầu cho 1 năm mới tốt lành hãy cùng LHVX nghiên cứu, chia sẻ và trao đổi tiếp về “Cú đấm Nhật tự xung quyền trong Vịnh Xuân Quyền“.

Như các bạn đã biết, Nhật tự xung quyền là cú đấm thương hiệu đầu tiên để người tập có thể bước đầu tìm hiểu về môn võ Vịnh Xuân Quyền. Lấy nguyên tắc đánh theo đường thằng, đi vào trung tâm tuyến của đối thủ. Từ nguyên tắc này mà phát triển thành các cú đấm khác như Đấm tam tinh (tam liên thủ),  hay tuyệt kĩ “Thốn quyền – 1 inch” khủng khiếp.

Nhật tự xung quyền.

Có nhiều cách để luyện tập có một cú đấm mạnh, những ghi chú dưới đây của tôi mong rằng sẽ giúp các bạn luyện tập được tốt hơn trong bước đầu nhập môn Vịnh Xuân Quyền:

1. Tấn: điều này hiển nhiên rồi, tập võ thì phải tập đứng tấn trước. Tấn vững chắc giúp cho đòn đấm tăng thêm sức mạnh, hơn nữa Nhị tự kiềm dương sẽ giúp thăng bằng trước và sau khi đấm.

2. Cổ tay thẳng: điều này để tránh việc chấn thương khi thực hiện cú đấm Nhật tự xung quyền, rất quan trọng. Nếu cổ tay của tôi cong vẹo khi đấm sẽ rất dễ bị phản lực dội lại làm chấn thương.

3. Đường thẳng: Nhật tự xung quyền là cú đấm thẳng, xuyên vào trung tâm tuyến của đối thủ với thời gian và khoảng cách ngắn nhất. Đó chính là lợi thế của nó.

4. Lực phát từ cùi trỏ: hãy học cách tăng tốc, bùng nổ từ cùi trỏ vì lực của cú đấm Nhật tự xung quyền phát ra từ cùi trỏ, không phải từ vai.

5. Một tay để sát cùi trỏ – Một tay đấm: Lý do vì sao ư? Vì chuyện này sẽ giúp bạn luôn ở trong tư thế chuẩn bị, sẵn sàng cho những đòn kế tiếp và liên hoàn, đồng thời thủ khu trung tuyến chắc chắn.

6. Chuẩn bị thì nắm nhẹ tay, nắm chặt tay khi tiếp cận mục tiêu: Nên giữ khít các khe của nắm đấm đẻ tránh chấn thương các khớp ngón tay. Nên tập việc này ngay từ đầu để giữ thói quen tốt về sau.

7. Dùng thêm sức nặng của cơ thể: E=mc2, cứ theo công thức vật lý này của Eistein thì E: năng lượng tỉ lệ thuận với m: khối lượng.

8. Bật thẳng: phát ra như một mũi tên để lực đi thẳng và xuyên thấu.

9. Xoay hông eo: Một cú đấm hoàn hảo là cú đấm kết hợp với toàn bộ cơ thể. Từ bàn chân, cẳng chân, hông eo,… Ở đây tôi chỉ xin nói tới phần eo. Bung nắm đấm cực nhanh đồng thời xoay eo cũng phải nhanh để tăng gia tốc cho nắm đấm.

10. Gia tốc: vẫn theo công thức E=mc2, E: năng lượng tỉ lệ thuận với c: gia tốc. Cú đấm phát ra càng nhanh thì mang theo một sức mạnh càng lớn.

11. Thả lỏng: Hãy thả lỏng nắm đấm của mình trước và sau khi đấm, bạn sẽ thấy tốc độ cú đấm của mình nhanh, mạnh và liên hoàn hơn.

Mong rằng những ý trên của tôi có thể giúp các bạn tập luyện tốt hơn, trên hết là chúng ta có thể rèn luyện sức khỏe và tránh chấn thương khi luyện tập cú đấm Nhật tự. Còn rất nhiều các kĩ thuật và yếu tố khác, rất mong mọi người chia sẻ ý kiến.

Thân ái!

[youtube-subscribe]

Video trên đây sẽ là bài hướng dẫn đỡ đánh của sư phụ Châu Phong, một số các kĩ thuật phức tạp cần đến tốc độ và sự chính xác như: than thủ, lạp thủ, quyện thủ, nhật tự, cùi trỏ,… các bạn có thể nghiên cứu và thực hành.

Chúc các bạn luyện tập vui vẻ!

So với Quyền và Chưởng, đòn Cùi Chỏ có một sức công phá tàn khốc hơn nhiều vì dồn sức đánh vào một vùng hẹp trên thân thể đối thủ. Chính vì lẽ này, đòn cùi chỏ chỉ được tung ra khi mà các đòn khác không đủ hiệu năng để đánh bại đối thủ.

Từ một khoảng cách ngoài nửa thước, người ta có thể giang thẳng cánh mà nện một cú đấm vào đối thủ. Trong trường hợp này, không nên ngần ngại mà phải chọn ngay cú đấm. Bởi, nếu chọn một đòn cùi chỏ, người ta sẽ phải mất công tiến lên một bước để thu ngắn khoảng cách lại cho vừa đòn đánh, và như thế thì cơ hội đánh trúng đối thủ đã mất.

Ngược lại, trong khoảng cách gần hơn và có thể tung đòn cùi chỏ thì bạn không cần băn khoăn về việc sử dụng cùi chỏ, nếu muốn tặng cho đối thủ một đòn đích đáng.

Video trên đây hướng dẫn các bạn tập luyện đòn cùi trỏ. Chúc các bạn luyện tập vui vẻ!

Võ công Vĩnh Xuân nổi tiếng với những trái đấm thẳng thần tốc được biết tới qua những tên gọi như Trực Tuyến Quyền, Nhật Tự Quyền… Nhưng trong thủ pháp Vĩnh Xuân, các đòn cùi chỏ cũng sắm một vai trò không kém quan trọng.

Quyền và chưởng

Nắm đấm hoặc lòng bàn tay (tức Quyền và Chưởng) là những khí giới thiện dụng của mọi môn võ vì thuộc về những phần dễ vận dụng nhất trong cơ thể. Nhưng, trong kỹ thuật chiến đấu tay không, nhiều khi người ta còn cần vận dụng tới những phần khác nữa mà cùi chỏ là một.

Cùi chỏ có một cấu trúc nhọn, cứng khiến tự nó trở thành một võ khí hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên không phải lúc nào người ta cũng có thể thay Quyền và Chưởng bằng Cùi Chỏ. Trước tiên, người ta cần lưu ý tới tầm dài ngắn khác nhau của cánh tay khi xuất Chưởng và khi tung đòn Cùi Chỏ. Hiển nhiên là một đòn Cùi Chỏ luôn luôn chỉ có tầm hoạt động ngắn bằng một nửa của Quyền hoặc Chưởng. Từ một khoảng cách ngoài nửa thước, người ta có thể giang thẳng cánh mà nện một cú đấm vào đối thủ. Trong trường hợp này, không nên ngần ngại mà phải chọn ngay cú đấm. Bởi, nếu chọn một đòn cùi chỏ, người ta sẽ phải mất công tiến lên một bước để thu ngắn khoảng cách lại cho vừa đòn đánh, và như thế thì cơ hội đánh trúng đối thủ đã mất.

Ngược lại, trong khoảng cách gần hơn và có thể tung đòn cùi chỏ thì bạn không cần băn khoăn về việc sử dụng cùi chỏ, nếu muốn tặng cho đối thủ một đòn đích đáng. So với Quyền và Chưởng, đòn Cùi Chỏ có một sức công phá tàn khốc hơn nhiều vì dồn sức đánh vào một vùng hẹp trên thân thể đối thủ. Chính vì lẽ này, đòn cùi chỏ chỉ được tung ra khi mà các đòn khác không đủ hiệu năng để đánh bại đối thủ.

Người bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về đòn cùi chỏ của Vĩnh Xuân phái là Chưởng Môn Lương Đỉnh đã nhắc nhở như sau:

Nếu còn được phép chọn lựa, hãy luôn đánh bằng nấm đấm và chưởng.

Chưởng môn Lương Đĩnh giải thích như sau: Khi tấn công bằng nắm đấm hoặc chưởng, toàn thể cánh tay đều di chuyển, và phần thân thể cận kề nhất với đối thủ chỉ là nấm đấm và cánh tay trước. Trong tình huống này, đối thủ ít có điều kiện phản công và thường phải lo thủ hoặc bằng cách chặn nắm đấm hoặc bằng cách chặn hoạt động của cánh tay trước. Như thế, người tấn công vẫn hoàn toàn được rảnh rang để có thể tung tiếp ngọn đòn cùi chỏ. Đòn cùi chỏ trở thành một đòn dự bị để tiếp tục kéo dài đòn tấn công. Nếu ngay lần đầu ra đòn mà đã tung đòn cùi chỏ thì đã vận dụng nỗ lực cuối cùng và hoàn toàn thất lợi nếu đối thủ phản ứng hữu hiệu.

Theo quan niệm trên của Chưởng Môn Vĩnh Xuân Phái Lương Đĩnh, đòn cùi chỏ được coi như một “lực lượng tổng trừ bị” chỉ nên tung vào cuộc chiến khi hết sức cần thiết để đánh những cú dứt điểm. Trong thuật ngữ võ học, đòn cùi chỏ được gọi là Trửu.

Cùi chỏ trong võ công Vĩnh Xuân

Chưởng Môn Diệp Vấn xuất phát từ Phật sơn và truyền dạy võ công tại Hongkong, nhưng ngay trong sinh thời của lão võ sư, người ta ghi nhận được một số điểm khác biệt giữa võ công Vĩnh Xuân tại Hongkong và võ công Vĩnh Xuân tại Phật Sơn.

Những khác biệt hiện ra rất rõ rệt và cụ thể ngay từ những bài quyền căn bản của môn phái. Chẳng hạn như bài quyền trung cấp Tầm Kiều tại Phật Sơn không hoàn toàn giống với bài quyền Tầm Kiều tại Hongkong. Tại Phật Sơn, các môn sinh Vĩnh Xuân của võ sư Triệu Châu khi học bài Tầm Kiều đều biết ba thế đá là đá thốc về trước, đá thốc nghiêng về bên và đá thốc ngang. Tại Hongkong, môn sinh Vĩnh Xuân học bài Tầm Kiều chỉ biết đến cú đá thốc ngang sau khi Chưởng Môn Lương Đĩnh đã cải biên một phần quyền sáo. Trước đó họ không biết cú đá thốc ngang. Võ sư Triệu Châu là đệ tử một bạn đồng song của Chưởng Môn Diệp Vấn. Như vậy, lão sư Diệp Vấn là sư thúc của Triệu Châu, lại thường lui tới Phật Sơn nên không thể có chuyện ông không biết về cú đá thốc ngang kia. Nhiều người cho rằng có lẽ chính ông đã tiết giảm phần nào kỹ thuật khi truyền dạy tại Hongkong.

Cũng thế, người ta tìm thấy trong bài quyền cao cấp Phiêu Chỉ, các môn sinh Vĩnh Xuân tại Hongkong chỉ học có một đòn cùi chỏ là Cát Trửu, tức là đòn cùi chỏ đánh cắt thẳng xuống từ phía trên đầu. Đòn cùi chỏ này đã được lập lại tới 12 lần trong bài Phiêu Chỉ tại Hongkong. Nhưng trong bài Phiêu Chỉ tại Phật Sơn cũng do chính lão sư Diệp Vấn truyền dạy lại có tới ba đòn cùi chỏ là các đòn Cát Trửu, Quải Trửu và Bãi Trửu. Quải Trửu là một đòn cùi chỏ đánh chéo xuống ngang thân mình còn Bãi Trửu là một đòn nhỏ chém tạt ngang vào đối thủ.

Những điểm dị biệt trong võ công của môn phái tại hai địa điểm không xa cách bao nhiêu đã khiến người kế nhiệm lão sư Diệp Vấn là Tiến Sĩ Chưởng Môn Lương Đĩnh phải giành khá nhiều thời gian để suy nghĩ về sự trạng này. Sau nhiều lần đi lại nghiên cứu cùng các võ sư tại Phật Sơn, Chưởng Môn Lương Đĩnh đã thực hiện một đợt cải biên các quyền sáo và đợt cải biên này đã đem lại cho mọi môn sinh Vĩnh Xuân 7 kỹ thuật cùi chỏ.

7 đòn cùi chỏ Vĩnh Xuân Hồng Kông hiện nay

Trong quyền sáo cải biên của Chưởng Môn Lương Đĩnh, 7 kỹ thuật cùi chỏ hiện nay của Vĩnh Xuân là :

  1. Cát Trửu dùng cùi chỏ đánh từ trên đầu xuống.
  2. Quải Trửu là đòn cùi chỏ thúc ngang.
  3. Bãi Trửu dùng cùi chỏ đánh xéo.
  4. Lan Thủ gập gắp cùi chỏ để đánh bằng cánh tay trước.
  5. Bình Trửu dùng cùi chỏ tạt ngang.
  6. Hậu Trửu đòn cùi chỏ đánh về phía sau.
  7. Trực Lạc Trửu đánh bằng cùi chỏ thẳng đứng thốc xuống.

Bảy kỹ thuật cùi chỏ trên nằm rải rác trong cả ba quyền sáo căn bản của môn phái Vĩnh Xuân, chẳng hạn các kỹ thuật Bình Trửu, Hậu Trửu nằm trong quyền sáo sơ cấp Tiểu Niệm Đầu, kỹ thuật Lan Thủ nằm trong quyền sáo trung cấp Tầm Kiều và những kỹ thuật khác nằm trong quyền sáo cao cấp Phiêu Chỉ.

Về đặc điểm của từng kỹ thuật trên có thể ghi lại sơ lược như sau :

Cát Trửu là một đòn cùi chỏ đánh xuống từ một tư thế cao, cắt thẳng vào mục tiêu thường là đầu của đối thủ.

Quải Trửu là một đòn cùi chỏ đánh theo đường chéo và cong, bắt đầu từ mặt suốt xuống phần giữa thân người đối thủ mà chém xả xuống như một nhát dao. Mục tiêu của đòn này rất rộng, gồm trán, mặt, cổ, xương cổ, vùng ngực đối thủ. Hiệu lực của Quải Trửu cao về cả công lẫn thủ, có thể giúp hóa giải dễ dàng một đòn chẹn cổ từ trước mặt.

Bãi Trửu nhắm dùng cùi chỏ chặt ngang vào mặt đối thủ. Đòn này rất đắc dụng để chống một đối thủ muốn ôm chầm lấy bạn trong một khoảng trống hẹp. Đòn có thể tung ra bằng cả hai tay như một đòn kép. Khi tung đòn, cánh tay trước ở thế gập thẳng góc với cánh tay trên và dùng một động tác vặn hông để đưa cùi chỏ vào tầm trung đòn. Nếu mục tiêu là một bên đầu đối thủ có thể sử dụng tay kia nắm đầu đối thủ lại khi đòn cùi chỏ tung ra từ phía ngang hông.

Lan Thủ tuy là xếp vào kỹ thuật đánh cùi chỏ nhưng chỉ sử dụng cánh tay trước để đập mạnh bàn tay vào đầu, cổ ngực hay đối thủ. Khi tung đòn này, cùi chỏ được gập gắt lại cùng với động tác vặn hông cực gắt để tạo ra một lực xoắn lớn.

Bình Trửu được phóng ra khi cánh tay ở vị thế ngang nhắm vào những phần mềm như yết hầu. Đòn này được coi là một đòn cùi chỏ hiểm hóc.

Hậu Trửu cũng được coi là một đòn cùi chỏ hiểm hóc và ác liệt không thua Bình Trửu. Hậu Trửu nhắm vào một đối thủ ở phía sau và dùng mút cùi chỏ làm khí giới trong khi nắm đấm xoay lên trên.

Trực Lạc Trửu là một đòn đánh ở tầm cực gần hoặc trong tình thế khẩn cấp tương tự như lúc đối thủ liều lĩnh lao thẳng vào mình. Trực Lạc Thủ đánh thốc xuống từ tư thế cùi chỏ thẳng đứng nhắm vào đỉnh cột sống đối thủ và sử dụng mút cùi chỏ.

Trong võ công Vĩnh Xuân, theo quan niệm của Chưởng Môn Lương Đĩnh, sử dụng đòn cùi chỏ là biện pháp cuối cùng. Điều này không có nghĩa đòn cùi chỏ có hiệu quả cao nhất, nhưng vì tính chất nỗ lực cuối cùng của chúng. Sau khi tung một đòn cùi chỏ, người ta lâm vào tình thế rất khó tiếp nối thêm bằng một đòn khác. Thêm nữa, đòn cùi chỏ luôn luôn có sức công phá mạnh hơn những đòn khác và do đó có thể tạo ra những hậu quả thảm khốc cho người trúng đòn. Tuy nhiên, nếu ở trong một tình thế cấp bách và cần mau chóng tạo an toàn cho mình thì đòn cùi chỏ vẫn là kỹ thuật nên lưu ý tới.

Chính vì sức công phá mãnh liệt trên của các đòn cùi chỏ mà môn võ Muay Thai của Thái Lan đã đặt biệt chú trọng tới kỹ thuật này. Theo nhiều chuyên gia võ học thì võ Muay Thai bắt nguồn từ một môn võ Thái Lan khác có tên Linh Lum (khỉ bay) đã chịu ảnh hưởng khá lớn của môn phái Vĩnh Xuân trong các kỹ thuật đánh cùi chỏ. Tất nhiên cũng có nhiều người không nghĩ thế mà cho rằng võ Linh Lum vẫn có kỹ thuật cùi chỏ riêng, nhưng chính những người này cũng nhìn nhận là có nhiều điểm giống nhau giữa môn võ này với võ công Vĩnh Xuân trong kỹ thuật đánh cùi chỏ và đầu gối.

Tác giả: Bảo Quang

Nguồn: Sưu tầm

Pages 1 2