Một năm nhìn lại, từ những cái tôi chưa làm được đến những gì tôi đã làm. Đầu tiên là việc đúc kết những kiến thức đã được học từ Vịnh Xuân, cho đến giai đoạn “khổ luyện” bản thân (nói đùa vậy thôi chứ cũng chưa đến mức phải khổ luyện). Dưới đây là những cái tôi nói về bản thân mình:
1. Những điều cơ bản
Là những điều tôi thích nói nhất. Bạn có thể “học Đông học Tây” nhưng những cái quan trọng này sẽ theo xuyên suốt với bạn: Tấn “Nhị tự kiềm dương”, Mã bộ, Nhật tự xung quyền., sẽ chẳng bao giờ rời xa bạn.
Tôi nhớ những buổi đầu tập, đứng tấn và xoay tấn là cái tôi phải tập rất kĩ, dường như cả tháng trời chỉ ăn với đứng, với xoay, hết xoay trong chỗ sáng rồi chuyển sang chỗ tối, kể cả việc mở mắt hoặc nhắm mắt khi xoay. Các sư huynh hồi đó nhắc tôi rất kĩ các vấn đề này nên bây giờ tôi cũng “nhắc đi nhắc lại“. Haha!
Dục tốc thì bất đạt
Cứ từ từ mà tập thôi, không nóng vội mà hờ hững luyện tập trong giai đoạn này, tập xong các kĩ thuật cơ bản rồi mới chuyển sang các bài khác.
2. 18 thế tay
Tôi luôn phải ôn lại thường xuyên, lý thuyết ấy, dù gì thì cũng phải học nó cho thật kĩ.
Thực vậy, tưởng rằng đơn giản nhưng chúng ta sẽ dễ quên các thế tay khi không ôn luyện nó hàng ngày. Rất nhiều bạn tôi thấy chỉ biết dùng, nhưng lại không biết mình đang dùng thế tay nào.
Điều này là không nên vì trong quá trình học tập và luyện tập, chúng ta phải nắm vững lý thuyết, yếu tố từng động tác, sau đó mới đến quá trình thực hành đúng và chuẩn các động tác đó.
Hãy đọc lại và hãy nhớ, lý thuyết 18 thế tay các bạn có thể xem ở đây: https://wing386.com/18-hands-wing-chun.tol#/
3. Tiểu Niệm Đầu
Các bạn thừa hiểu rằng Tiểu Niệm Đầu là bài quyền nhập môn của bất kì môn sinh Vịnh Xuân Quyền nào khi mới bắt đầu. Diệp Vấn từng nói:
Niệm đầu bất chính, chung sinh bất chính
Có nghĩa là nhập môn luyện Tiểu Niệm Đầu cho đúng, nếu không sau này sai hết. Nói như vậy để chúng ta hiểu được bài Tiểu Niệm Đầu rất quan trọng, nó là bài quyền ngày nào chúng tôi cũng luyện tập mỗi tối.
Các bạn có thể nghiên cứu bài quyền này online của sư phụ Diệp Vấn:
[youtube-subscribe]
4. Tầm Kiều
Đây là cái tôi luôn thấy thiếu sót, tôi tập quá ít Tầm Kiều. Điều này làm tôi cảm thấy mình không đủ tự tin. Nếu Tiểu Niệm Đầu cho bạn cái đúng về Vịnh Xuân thì Tầm Kiều cho bạn những kĩ thuật nâng cao hơn trong chiến đấu.
Vì vậy, trong thời gian tới tôi sẽ bổ sung những kĩ thuật Tầm Kiều cho mình.
[youtube-subscribe]
5. Lục điểm bán côn và Bát trảm đao
Haha! Nhắc tới 2 bài binh khí này lúc nào tôi cũng thấy hào hứng. Kĩ thuật của 2 bài này phải nói là cực khó, không thể học trước, cũng chẳng phải một sớm một chiều mà xong, đó là điều tôi có thể khẳng định.
6 tháng vừa qua là quãng thời gian tôi bắt đầu tiếp cận với cây Đao trong Vịnh Xuân, đó cũng là quãng thời gian tôi chuyên tâm, toàn ý vào thứ vũ khí này. Lúc nào đó tôi sẽ làm 1 bài cảm nghĩ đầy đủ về quá trình tập Đao khi mà tôi đã có độ hiểu nhất định về nó.
6. Thể lực & Tính liên tục
Có lẽ là thiếu sót nếu tôi không nhắc tới vấn đề thể lực, tuy nó không nằm trong hệ thống Vịnh Xuân nhưng nó rất quan trọng trong vận động thể thao. Chả thể chơi được cái gì nếu chỉ 5′ tôi đã thở hổn hển ra rồi.
Tương tự, luôn luôn có thứ gì đó cản trở việc tập luyện, “ma nhiễu” đó. Duy trì luyện tập thường xuyên, kết quả sẽ đến.
7. Niêm thủ
Tập Vịnh Xuân thì không thể không tập Niêm thủ, phát triển linh giác, cảm nhận của đôi tay cho linh hoạt. Mỗi buổi tập dành ra ít nhất 30′ để tập.
[youtube-subscribe]
Nếu phải nói: “Điều gì làm bạn vui nhất khi tập Vịnh Xuân?”, tôi sẽ không ngần ngại trả lời ngay: “Chính là Niêm thủ”
Note: Đây là những bài tôi đang luyện tập và củng cố mình, còn những bài tập khác tôi không đề cập đến không có nghĩa là nó không quan trọng.
Thân ái!
Be the first to comment