Đây là kinh nghiệm được viết lại của chú Trần Luân Vinh, được chú chia sẻ trên blog của chú tại đây. Mình xin được dẫn lại trên blog của mình để mọi người có thể nghiên cứu.

– Các bài tập dùng để rèn luyện kỹ năng và nhận biết nguyên lý vận động.

* Rèn luyện kỹ năng thì phải tập đi tập lại thật nhiều để cơ thể nhuần nhuyễn.

* Nhận biết nguyên lý thì cần nhẹ nhàng tập trung tinh thần để cảm nhận sáng tỏ.

– Đó là chia nhỏ thành nhiều bài để tập và nhận biết. Sau đó phải liên kết tất cả các phần lại thành một thể thống nhất. Nếu không thì không sử dụng được.

A. Một nền tảng duy nhất : Thả lỏng cơ thể, buông thư tinh thần.

Ngay từ bài tập đầu tiên cho đến tất cả các bài tập sau này, trong thời gian tập cũng như khi không tập – suốt ngày : luôn duy trì trạng thái này.

Đây là nền tảng, cũng là mục tiêu lớn nhất của việc tập võ. Nói cách khác, mượn võ để đạt tới mục tiêu này. Đó là Lợi ích lớn nhất của việc tập võ cho cuộc sống.

B. Hai nguyên lý vận động chính : (Trên nền tảng thả lỏng buông thư)

1 – Trầm lỏng vững chắc:

a. Tập thả lỏng cho tới khi toàn thân trở thành như bao gạo, như bịch nilon chứa đầy nước – thấy trọng lượng toàn thân đè nặng lên bàn chân, thấy rõ sự cứng chắc của mặt đất dưới bàn chân.

b. Cứ tập vậy mãi dần dần thấy nhẹ dần, nhẹ như lông chim, như sương khói – cực kỳ linh hoạt trước lực tác động từ bên ngoài và lực vặn xoắn của chính mình khi xoay eo hoặc bước chân.

c. Tiếp tục tập cho tới khi mỗi một chuyển động đều tạo ra một lực mạnh mẽ, vững chắc.

d. Đó là thứ tự : thả lỏng đến cực thì linh hoạt, linh hoat đến cực thì vững chắc, vững chắc đến cực thì mọi thứ trở thành đơn giản.

e. Thực tế thì tập lỏng một thời gian thật lỏng rồi trong lúc lỏng đó thì tập linh hoạt thật linh hoạt rồi trong cái lỏng linhh hoạt đó tập phát lực thật vững(lỏng – linh – mạnh). Mượn các động tác từ rất đơn giản để nhận biết và giải tỏa căng thẳng (cơ thể và tinh thần) cho tới các động tác rất phức tạp (đi từng bước thì sẽ ko còn thấy phức tạp nữa). Sẽ thấy : chỉ nhờ ngưng thần, rỗng ý, ko nghĩ mà có mặt ngay tại lúc này một cách nhẹ nhõm thì mới có thể tiến tới chỗ cực lỏng – linh – mạnh được. Con đường duy nhất như vậy.

2 – Linh hoạt tùy thuận :

“Nền tảng giúp phát triển nguyên lý, nguyên lý giúp củng cố nền tảng.”

C. Bài tập kỹ năng :

– Lúc nào cũng là lực (trầm tích lực và canh chờ): TĨNH – TỊNH – TỊCH – TỈNH.

– Lúc nào cũng là động theo (có dính và không dính)- chặn phá mọi khởi động (ly) hoặc làm cho hẫng hụt (dính miết kéo dài ):

– Dính là tác động (trực tiếp hoặc không trực tiếp tại điểm dính):

– Vòng tròn trung tâm – chuyển biến :

– Khung vuông – cắt phá :

THÁO LỎNG KHỚP TOÀN THÂN: Quay tay, quay chân và xoay eo, cổ.

NGHE – độ nặng nhẹ ở điểm chạm và động tịnh của đp.

TẬP BIẾN HÌNH MỘT MÌNH: Đi tròn dừng vuông – bàn chân là tâm vòng tròn. Khi ném tay ra thì lực ở bàn chân phát qua đùi, eo, lưng, vai ra ngoài bàn tay. Lực này phải trở về bàn chân theo đúng con đường đó – Như vậy mới gọi là đi tròn. Lực đi rất nhanh : nhấn chân là lập tức tay đã chuyển xong thành hình , vừa thành hình là lực đã yên vị xuống bàn chân. Thực hiện điều này bằng bài tập sau :

Thả lỏng toàn thân, nhất là vai, cổ gáy, bụng. Nhấn toàn thân (trầm lỏng)xuống bàn chân và theo phản lực từ chân lên ném lỏng vai – tay xếp hình (hai tay vẽ thành đường tròn đi vào khuôn vuông vắn ). Bí quyết là : chân vừa đạp xuống đất thì tay cũng xếp xong hình và dừng lại. Ngay khi dừng lại là thả lỏng rơi trầm xuống bàn chân. Thế là hoàn thành một nhịp tung lên rơi xuống . Bí quyết là : Tay rơi xuống tạo ra một đường đi mới, tạo ra một lực thứ hai tỳ vào đp .

Lúc tung lên là do lực của đp tác động vào mình, lực này làm cho mình chuyển động tương ứng (không nhanh hơn hay chậm hơn đp) – Cũng chính trong khoảng khắc tung lên theo tay (bị tác động ngoại lực) và tung do phản lực từ bàn chân mình lên mà mình biến hình . Đây cũng là khoảng khắc giải quyết mâu thuẫn (hóa giải hoặc đánh lại).

Lúc rơi xuống là rơi vào sự bất động bì tỳ vào đp để nghe lực của đp xem nó phản ứng ra sao, đi đâu. Rồi tùy theo sự chuyển động của đp (tức là lực của đp) mà tiếp tục tung lên, biến hình tiếp. Cứ thế và chỉ thế thôi. Toàn bộ vận động chiến đấu của Vịnh xuân là chỉ như vậy thôi. Nhưng để làm được như vậy thì phải tập rất nhiều các kỹ năng sau:

– Tháo lỏng toàn bộ các khớp, thư giãn hoàn toàn, toàn thân lỏng, nặng và vững chắc.

– Trầm lỏng linh hoạt xếp hình vào khuôn.

– Vận động nhịp nhàng toàn thân (tay chân, thân, cơ hoành – hơi thở, tung và rơi).

– Các hình đóng mở kết hợp với bước chân tương ứng với nhịp vận động của đp.

– Bì tỳ vào điểm chạm để cân lực và hóa đòn – nghe thấy nặng thì nhường, nhẹ thì nhập vào.

– Trầm lỏng thân lấy lực kình từ chân – nở lưng (phần eo – mệnh môn), tỳ vào hai bên sườn phóng lực kình qua vai và ném ra tay – xiết vững khuôn toàn thân khi có phản lực để truyền lực kình vào đp rồi rơi xuống chân mình. Chân đạp (rơi nhấn) mạnh xuống đất bao nhiêu thì lực kình phóng ra nặng bấy nhiêu (Đương nhiên chân hư cũng phải nhấc lên cùng lúc với chân thực đạp xuống đất thì mới tạo lực kình được).

Làm như vậy thật nhiều lần và cảm nhận chuyển động của lực qua chân, lưng bụng, vai, tay đi lên – đi xuống. Cảm nhận sự căng thẳng vẫn còn ở đâu đó trên cơ thể và tinh thần, ý thức của mình để buông lỏng và thư giãn ngay. Hãy chú ý thả rơi trầm cùi chỏ, vai, hông và sẽ cảm thấy lực tỳ xuống bàn chân rất nặng. Hãy duy trì sức nặng này ở bàn chân liên tục trong mọi chuyển động (cũng tức là duy trì sự trầm lỏng liên tục ngay cả khi nhấn bàn chân hoặc rơi trầm xuống bàn chân). Hãy điềm đạm, trầm tĩnh và chăm chú nhẹ nhàng với niềm vui thích quan sát mọi chuyển động bên trong và bên ngoài cơ thể mình. Hãy để hơi thở tự nhiên ra vô không đứt quãng (cũng tức là cơ hoành nâng lên – hít vô, thu lực và hạ xuống – thở ra, nén lực một cách liên miên mịn màng) .

– Đừng nghĩ su
y, nhất là n
ghĩ về cách đánh đỡ này kia, mà chỉ bình yên quan sát chính mình – và ở mãi trong sự bình yên trong sáng ấy. Đây là điều cốt yếu nhất.

– Sự nối kết các bộ phận truyền lực: Khi xếp hình tay cùng với rơi toàn thân xuống đạp chân thì hãy thả lỏng toàn thân và quan sát – cảm nhận sự truyền động lực từ bàn chân qua các khớp xương cổ chân, gối, xương chậu háng, hông eo, cột xương sống, vai, khủy tay, cổ tay – ra bàn tay. Một đường đi liên tục, mịn màng như nước chảy. Nếu thấy có vướng mắc chỗ nào thì thả lỏng chỗ đó để khai thông dòng lực. Tất cả các bộ phận chuyển động nhịp nhàng theo thứ tự của dòng lực trôi chảy.

– Đừng suy nghĩ tìm hiểu, chỉ quan sát và cảm nhận thôi : thư giãn thoải mái. Mọi việc, cơ thể tự nó điều chỉnh theo sự cảm nhận của mình. Không cảm nhận hoặc cảm nhận không sâu sát thì cơ thể điều chỉnh sai. Vấn đề thành ra là tập cảm nhận, ngày càng cụ thể và chính xác dựa trên cơ sở thư giãn tinh thần, thả lỏng cơ bắp và hơi thở. Trong mọi bài tập khác cũng vậy.

– Khi rơi xuống chân này thì háng bên này phải kéo háng và chân bên kia thu rút theo vào gần nhau để luôn giữ sự liên kết một khối chặt chẽ.

– Hóa giải và dẫn lực là đồng thời :

*) Giai đoạn 1: để cho lực động của đp dẫn mình đi, đừng chống lại mà thả lỏng toàn thân bì dính theo nếu đó là lực tác động vào mình (lực dương) hoặc hút mình vào nếu lực đó rời xa khỏi mình (lực âm).

*) Giai đoạn 2: Xếp hình (hay gọi là biến hình)

*) Giai đoạn 3: Hình động đồng thời với đp (đương nhiên vì có lực là có động, như khi ta đẩy cái ly thì vừa đẩy là ly di chuyển) nhưng lực thì khởi sau và vì vậy ta dừng lại sau khi đp đã dừng hoặc hết lực – Lực là hướng, ta không tạo lực mà vẫn giữ sự thả lỏng – ta chỉ chuyển theo một hướng, lực được tạo ra do sự rơi trọng lượng của ta vào đp. Lực mạnh nhẹ là do ta tự điều chỉnh gia tốc chuyển hướng cao hay thấp và phần trọng lượng của ta rơi vào đp nhiều hay ít.

*) Giai đoạn 4: Hết giai đoạn bì theo (để cho đp chở mình đi) là đến giai đoạn mình chuyển hướng (cũng tức là biến hình và lực tự xuất hiện). Điểm xảy ra sự chuyển hướng này gọi là nhịp. Nhịp Bì theo – chuyển hướng. Điểm này có thể xảy ra ngay khi đp vừa mới chớm động (gọi là bắt đầu hay chặn đầu không cho đp khởi động), hoặc đang phát triển động (gọi là cắt nhịp hay phá kiều) hoặc vừa mới kết thúc động (gọi là bắt đuôi hay nối dài thêm sự động của đp, không cho nó dừng lại).