Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm là một đường thẳng. Nếu bạn đang đối mặt với đối thủ, khoảng cách ngắn nhất đến đối thủ là một đường thẳng từ tâm của bạn đến tâm của đối phương.
Nếu bạn đặt lòng bàn tay của mình về phía trục tung của đối thủ, bạn sẽ chiếm đường tâm điểm. Hai đối tượng vật lý không thể chiếm trung tâm tại cùng một không gian tại cùng một thời điểm. Vì vậy, nếu một người chiếm vị trí trung tâm thì người kia sẽ không. Nếu một cú đấm theo đường thẳng hướng về phía mặt của bạn và bạn đặt tay vào giữa thì cú đấm đó sẽ bị lệch ra khỏi đường tâm.

Có một đường chính giữa chạy dọc song song với trục trung tâm của cơ thể. Ngoài ra còn có một đường tâm ngang chạy từ đường tâm dọc của bạn đến đường tâm dọc của đối phương nếu bạn đang đối mặt với đối thủ của mình.

Theo lý thuyết Vịnh Xuân quyền, chúng ta tấn công trục dọc của đối thủ trong khi đó vừa bảo vệ đường trung tâm tuyến của chính chúng ta. Cổ họng trên đường biên dọc là mục tiêu chính cần được bảo vệ. Thật sự, tất cả các loài đều sẽ tấn công bạn ở vị trí đó.
Cũng như vậy, khuỷu tay nằm ở trung tâm của 4 cửa (như hình vẽ dưới) và không di chuyển khi tay bảo vệ bốn vùng khỏi sự tấn công. Đối với các góc phần tư phía trên, chúng ta có thể sử dụng Than thủ và Phách thủ. Đối với các góc phần tư thấp hơn, chúng ta có thể sử dụng Khấm thủ và Canh thủ.

Trong Vịnh Xuân Quyền, chúng tôi luôn cố gắng luôn đối mặt với trục trung tâm của đối thủ. Chúng ta không để đối thủ lấn về phía mình. Mặt đối mặt một cách hợp lý. Trong một cuộc chiến, không phải lúc nào chúng ta cũng duy trì được sự đối mặt này, vì vậy chúng ta sẽ luôn cố gắng khôi phục lại tư thế mặt đối mặt.
Khi đối mặt với 2 cánh tay làm kiều, chúng ta nói rằng “Không ai rời cánh tay của chúng ta khỏi đường trung tâm tuyến”. Thật vậy, nếu bạn hướng về trục trung tâm của đối phương và họ sẽ đẩy hoặc làm lệch tay (cánh tay) của bạn ra khỏi đường trung tâm, thì ngay lập tức bạn sẽ phải phục hồi đường trung tâm của mình. Cũng giống như khi đẩy lò xo thì nó sẽ quay trở lại, hay ấn quả bóng xuống nước thì nó phải nổi lên.
Khi các cánh tay của đối thủ “lạc trôi” ra khỏi tuyến giữa, lúc đó họ sẽ có một điểm yếu về cấu trúc trong phòng ngự. Một lỗ hổng được tạo ra và họ sẽ bị đánh bởi vì một đòn tấn công theo đường thẳng sẽ đến rất quá nhanh và sẽ không có đủ thời gian để phục hồi sau một sai lầm như vậy. Nếu cánh tay của đối phương buông ra, chúng ta sẽ đánh thẳng về phía trước, dọc theo con đường có khoảng cách ngắn nhất, vì đó sẽ là cơ hội tốt nhất để chúng ta chống lại một đối thủ có lợi thế hơn về chúng ta di chuyển trước họ.
Khi bạn có một vị trí trung tâm hoàn hảo, như đã luyện tập trong các đòn đánh tay của Vịnh Xuân Quyền, sẽ rất khó để đối thủ có thể xuyên thủng vị trí này bằng bất kỳ đòn tấn công nào.
Nếu một đối thủ rời ra để thực hiện một đòn đánh vòng tròn, anh ta sẽ bị đánh đầu tiên với một đòn đánh đường thẳng.
Nếu một đối thủ sử dụng sức mạnh thô bạo để phá vỡ trung tâm, anh ta sẽ bị cứng và có thể bị đẩy, kéo, giật hoặc dễ dàng mất thăng bằng. Một lựa chọn khác là sức mạnh của đối phương sẽ gặp phải sự “trống rỗng” từ cảm giác thả lỏng, mềm mại của bạn. Hoặc khi lực cứng của đối thủ đến, chúng ta xoay hoặc chuyển hướng để lực cứng được chuyển hướng. Đối phương sẽ phải đối mặt với một sai lầm và chúng tôi sẽ chỉ tấn công vào trục trung tâm của họ.
Nếu một đối thủ cố gắng đá, nỗ lực này có thể được cảm nhận bằng tay và một lực đẩy / kéo hoặc chúng ta sẽ lấn vào giữa làm mất thăng bằng của họ. (Lưu ý: tuy nhiên vậy cú đá có thể bất ngờ và không có dấu hiệu báo trước)
Nếu một đối thủ thoái lùi, chúng tôi sẽ đuổi bằng sự tiếp xúc cánh tay đang được kết nối (kiều). Một khi đã tiếp xúc rồi, thật khó để có thể rời khỏi một người có những kỹ năng niêm dính tốt như bạn mà không phá hủy vị trí trung tâm tuyến của bạn.
Khi đánh gậy / đánh tay, chúng ta cố gắng phát hiện khi nào đối thủ sẽ đi chệch khỏi vị trí trung tâm. Ngay sau khi phát hiện ra yếu tố sai lệch này, chúng ta phải đánh ngay. Khi vị trí trung lộ của đối phương đang tốt, chúng ta có thể cố gắng phá hủy vị trí tốt đó bằng nhiều chiến thuật như: đẩy, kéo, giật… nhưng những chiến thuật này lại tạo ra những khiếm khuyết trong hàng thủ của chúng ta mà chúng ta có thể bị lợi dụng. Đối với những người mới, phản ứng còn chậm và không thể cảm nhận được chính xác những sai lầm ở đường trung tâm, nên vì vậy thứ gì cũng có 2 mặt của nó.
Một số người thuộc phái Vịnh Xuân cố gắng tung đòn xuyên qua trung tâm, điều này có tác dụng tốt trước một đối thủ kém cỏi. Đối đầu với một đối thủ cao cấp, anh ta sẽ bị phản đòn, nếu đối thủ mạnh hơn, hoặc lý tưởng hơn là sẽ gặp phải sự “trống rỗng” đột ngột và bị đánh.
Những sai lầm
Vì chúng ta là con người, chúng ta sẽ mắc sai lầm, vì vậy chúng ta thua vì hàng ngàn những loại sai lầm sau:
- Lập trường không ổn định
- Lệch tâm sang trái
- Lệch tâm sang bên phải
- Tay quá cao
- Tay quá thấp
- Tay quá cứng
- Tay quá mềm
- Không nhạy cảm
- Phản ứng chậm
- Tiếp xúc giữa hai cánh tay quá lỏng lẻo
Những sai lầm này và hàng trăm sai lầm khác được nghiên cứu để chúng có thể được khắc phục ngay lập tức.
Khi hai người tiếp xúc tay đôi, gần như mọi thứ đều có thể được bảo vệ bằng cách duy trì một thế đứng tốt và ngăn chặn các cuộc tấn công của đối phương bằng cách bám vào cánh tay của họ. Tuy nhiên, khi đối thủ đi ra khỏi trung lộ, chúng ta không đeo bám mà tấn công theo đường thẳng, nếu không chúng ta sẽ bị tấn công. Theo đây, chúng ta sẽ không bám theo hay đuổi theo tay (cánh tay) hay vị trí nào mà họ di chuyển tới.
1. Bài quyền thứ nhất: Tiểu Niệm Đầu
Bài quyền đầu tiên mà Vịnh Xuân Quyền sẽ dạy cho bạn tư tưởng về tư thế, cấu trúc và vị trí. Vì mỗi chúng ta là những cá thể khác nhau nên cách xác định vị trí cũng sẽ có những điểm khác nhau. Ví dụ: Nếu bạn không đủ linh hoạt để giữ cho khuỷu tay ở giữa, bạn có thể bù đắp bằng cách sử dụng sự nhạy cảm hơn bằng đôi tay hoặc cổ tay hoặc cẳng tay hoặc bằng cách di chuyển nhiều hơn để có vị trí tốt.
2. Bài quyền thứ hai: Tầm Kiều
Khi mà sức lực của chúng đã vượt quá giới hạn thì lúc đó cơ thể sẽ phải di chuyển để có thể điều khiển được lực tốt hơn. Trong thực tế, đôi khi chúng ta phải lùi lại hoặc thậm chí phải cúi xuống. Thì hình thức thứ hai của Vịnh Xuân Quyền sẽ dạy các động tác mà phải yêu cầu phối hợp cả tay và chân. Điều này có nghĩa là chúng ta học được khi nào nên xoay hoặc tiến lên tùy thuộc vào những gì chúng ta cảm thấy.
Trong chiến đấu thực tế không có gì là lý tưởng. Các tính toán vị trí trung tâm tuyến để đạt được tốt nhất của chúng ta có thể bị phá hủy hoàn toàn. Đối thủ có thể đẩy cùi chỏ của chúng ta sang một bên, hoặc tóm lấy chúng ta hoặc khiến chúng ta chúi xuống, hoặc ép chúng ta vào tường, hoặc phải đối mặt với nhiều người hơn. Trong trường hợp này, vị trí trung tâm hoàn hảo của bạn trước một đối thủ đã bị mất và do đó bạn đang ở chế độ khôi phục để có thể lấy lại được vị trí tốt. Hình thức thứ ba của Vịnh Xuân quyền dạy làm thế nào để lấy lại trung tâm hoặc làm thế nào để trở lại một vị trí tốt như được dạy trong các hình thức thứ nhất và thứ hai. Vì điều này, không có ý nghĩa gì khi học môn phái thứ ba của Vịnh Xuân Quyền trước khi thành thạo các môn phái khác. Làm thế nào để bạn biết được vị trí nào cần để khôi phục lại nếu bạn không hiểu các hình thức 1 và hình thức 2 của Vịnh Xuân Quyền đã dạy? Vị trí & Cấu trúc.
Mộc nhân là một dụng cụ luyện tập giúp bạn xác định được vị trí chính xác vì các cánh tay và chân cố định. Vì vậy, mộc nhân giống như một người thầy luôn bắt bạn phải nắm bắt được những góc độ chính xác. Mộc nhân được sử dụng vì những lý do thứ yếu để tăng cường tốc độ, sức mạnh và tạo phản xạ có điều kiện cho cánh tay của bạn. Việc nghiên cứu mộc nhân trước khi học hình thức đầu tiên cũng không có ý nghĩa nhiều vì bạn sẽ không hiểu vị trí chính xác là gì. Và các chuyển động của mộc nhân không thể được áp dụng nếu không có sự hiểu biết và thành thạo về kỹ năng niêm thủ.
Trong Vịnh Xuân Quyền, chúng tôi cố gắng đạt được một vị trí chính xác dựa trên các khái niệm về đường trung tâm tuyến. Từ hàng trăm giờ Bàn thủ (Poon sau), chúng ta có thể phát hiện ra khi nào vị trí của đối thủ khi bị lệch. Chúng ta phải thoải mái và nhạy bén để phát hiện những điều này, sau đó chúng ta phải có thời điểm để tấn công vào với tốc độ và sức mạnh.
Khi thành thạo các kỹ năng ở cự ly gần, bạn sẽ không sợ phải chạm tay với đối thủ. Sau đó, có thể tập trung toàn bộ vào cách tiếp xúc với đối thủ. Điều này liên quan đến việc nghiên cứu cấu trúc và phương pháp nhập nội, và hơn hết là thời điểm chính xác để nhập nội. Hình thức thứ hai của Vịnh Xuân Quyền, mộc nhân và đánh tự do dạy cách nhập thế đúng cách để có thể áp dụng các kỹ năng đòn tay của Vịnh Xuân.
Từ một vài khái niệm đơn giản, chẳng hạn như “khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm là một đường thẳng” hay những khái niệm về “tối giản, tiết kiệm” đường đi hay thời gian & sức lực, đó thực sự là một “nghệ thuật” trong chiến đấu khá phức tạp để phát huy.
Ai đó sẽ biết được những ý tưởng đằng sau Vịnh Xuân Quyền có thể tạo ra các khái niệm phản công giống như trong Cờ vua, nơi một số kỳ thủ chiếm trung tâm và những người khác cố gắng phá hủy nó từ hai bên sườn. Đây là một phần của niềm vui, để mà nỗ lượt vượt qua nhau. Tuy nhiên, khi đã “tham chiến” thì không có nhiều chỗ cho những sai sót, không có nhiều thời gian cho những bước đi.
Tác giả Ray Van Raamsdonk (1982), AD dịch và biên soạn