Hệ thống các bài khởi động: mở khớp, tháo lỏng các khớp. Đặc biệt VGTP chú trọng tháo lỏng hông eo qua các bài tập hông eo: xoắn vặn ngang, trước sau, trên dưới, xoắn chéo với nhịp độ thay đổi nhanh chậm.

Xoay cổ tay; cánh tay xoay đốt ngọn (từ cùi chỏ à ngón tay), ép đốt gốc; xoay cả cánh tay theo mọi chiều với nhịp độ thay đổi nhanh chậm nhưng tuần hoàn liên tục.

Xoay cổ chân, đầu gối, khớp háng theo mọi chiều.

Xoay cổ, xoay nghịch chiều phần thân trên (từ hông eo à đầu) quanh trục xương sống

Hệ thống các bài tăng cường thể lực: nhảy dây (theo bộ pháp tiến lùi, sang ngang, zích zắc): nhằm tăng cường sức bật, khả năng đàn hồi của cơ sau chân; sức bền, dẻo dai, linh hoạt của bộ pháp; tăng mức độ mềm lỏng, uyển chuyển của cổ tay; quen trạng thái ép đốt gốc (từ khớp vai à cùi chỏ) luôn sát thân trong khi vận động)

Chống đẩy (hít đất)

Riêng lớp tập huấn thi đấu khởi động thêm bài tập tăng cường thể lực và ngạnh công như phép chống đẩy (hít đất) bằng 5 đầu tay cơ bản: chưởng, chảo, đao, quyền, cổ tay.

Thư giãn, thả lỏng cuối buổi tập: đi bước nhỏ kiễng gót (đi càng ngắn càng sử dụng được trọng lượng cơ thể nén vào đầu ngón chân và làm mềm bàn chân); đi văng chân kiễng gót (khí huyết lưu thông suốt chân).

Phép dịch cân kinh (phất thủ liệu), phép thôi thủ, du đẩy, phép thổ nạp (thở 2 kỳ, 3 kỳ, 4 kỳ), phép tĩnh toạ, phép thở cơ hoành .

Lưu ý: Đa phần các động tác đều sử dụng phép lỏng chặt (hay còn gọi là phát lực lỏng: lỏng trên đường lực, chặt cuối đường lực), lâu dần sẽ sinh ra khuôn thước (khung hình), phát huy được kình âm dương (lực trong, ngoài).

I/ Sơ cấp (18 tháng – tuần 3 buổi) Cơ bản công – ông phu cơ bản của bản môn)

Quán triệt tư tưởng: Khinh (nhẹ nhàng), mạn (chậm), viên (tròn trịa), vân (đều đặn)

Bộ pháp:

Tấn (7 tấn): trung bình tấn, lưỡng tấn, đinh tấn, miêu tấn, trảo mã tấn, xà tấn, hạc tấn.

(tấn pháp trong VPTP chủ yếu theo hình thức động, luôn giữ trọng tâm cơ thể trên trục khi chuyển động)

Xoay chân tại chỗ 2 cửa (lưỡng nghi), 4 cửa (tứ tượng/di chuyển ngang), 8 cửa (bát quái/di chuyển chếch), tròn (thái cực); xoay chân kết hợp chuyển tấn (tấn rộngtức là khoảng cách hai chân rộng hơn vai, tấn hẹp tức là bằng vai)

Xoay tròn trục chân sau (chân trước hư bộ)

Mã: mã theo tấn (7 mã), mã xước, mã tự nhiên, mã kết hợp.

Mã bật (bắn chân): treo hoàn toàn chân trước, trọng tâm nằm chân sau, bật cả khối cơ thể chuyển động tịnh tiến trước.

Mã xiết: hai chân trượt cùng đều lúc bám xiết mặt đất. Ưu điểm: biến tốc đột ngột, cả khối thân hình trượt đều vào đối thủ, giữ nguyên bộ pháp, thủ pháp nên đặc biệt an toàn khi nhập nội, tư thế trung chính, chắc chắn, bộ pháp vững chắc (có thể coi như thế thiên cân trụy đưa toàn bộ trọng tâm vào bẩy đối thủ)

Thân pháp (chuyển trọng tâm):

Lật thân, bật thân trên trước sau

Bước lết, lướt (trải qua các giai đoạn cấp độ: chân trước kéo chân sau, chân sau đẩy chân trước, chân trước kéo đồng thời chân sau đẩy, 2 chân guồng theo thân lao đi)

Chạy thân pháp theo vòng tròn (theo 2 chiều hướng tâm, ly tâm), chữ chi (vòng số 8)

Chạy chân miêu (cơ thể trên trục thẳng đứng)

Chạy du long (cơ thể trên trục chếch chéo)

Lăng thân đơn, kép, cắt kéo

Lăng ba vi bộ (kết hợp giữa chạy chân miêu và thân pháp cắt kéo)

Di hình hoán ảnh (hoán đổi vị trí với đối phương)

Bật sau (chuyển động cả khối cơ thể), lướt sau (thoái)

Khinh thân công (chạy lướt thân pháp trên địa hình nhỏ hẹp, dốc đứng, lồi lõm, trơn láng hay gồ ghề…cho thân thủ thích nghi với mọi trạng thái trong chuyển động)

Quá trình luyện tập lâu bền sẽ làm giảm được trọng lực cơ thể nén xuống đôi chân khi chuyển động, giảm ma sát, tiết diện mặt tiếp xúc bàn chân với đất, giảm thiểu lực hút trọng trường, làm chủ trọng lượng cơ thể phân bổ lực đều toàn thân trên quãng đường chuyển động khiến môn sinh cao cấp có thể xoay chân trần trên chiếu cói, chăn…mà không làm xô lệch những mặt phẳng dễ co giãn, nhăn nhúm này.

Thủ pháp:

Đường đánh 1: đòn tay trước

Đường đánh 2: đòn tay sau

Đường đánh 3: quăng thân trước (trục dọc)

Dậm chân đấm (xoắn tròn cơ thể, mượn lực đối đất tăng tốc độ à lực đòn đánh, trốn thân trong tích tắc, tạo đột biến về tốc độ, hướng, lực)

Kỹ thuật tay: Sử dụng 6 phép nâng, tỳ, vít, đẩy, cuốn, kéo qua 24 thức tay cơ bản: 2 tay ngoài (bật); 2 tay trong (phủ); tay dưới trên trong, ngoài; tay đánh tay đỡ (tiêu đả), bàng thủ thượng, trung, hạ….

Phép cầm nã thủ

Phép “song thủ hỗ bác”: phải tập trung tinh thần cao độ, đến mức hai tay trở nên hoàn toàn độc lập với nhau (một tay vẽ hình tròn, tay kia vẽ hình vuông, sao cho hai tay đều vẽ thật chuẩn và kết thúc cùng lúc). Lúc lâm địch, hai tay giống như là hai cao thủ khác nhau. Xuất chiêu cùng lúc nhưng tay trái đánh nhanh, tay phải đánh chậm; tay trái cương, tay phải nhu. Tay trái tấn công bằng kình lực thâm hậu, tay phải lại dùng chiêu thức tinh vi. Tay trái đánh bên đông, tay phải đánh bên tây.

Cước pháp:

5 bộ cước (thức) bản môn [tróc cước (bật cắm ức bàn chân), tốc cước (nhanh, dài, xuyên suốt), hộ pháp cước (cước nhập nội), hoành cước (đá ngang), liên hoàn cước (đá liền đòn) // thêm 3 bộ (nghịch cước xuyên tâm, đoạt tử cước, lưu vân cước (tao ngộ cước)]

Hoá cước pháp:5 bộ (xúc cốt hoá cước, đàn thủ hoá cước, chuỷ thủ hoá cước, thân thủ hoá cước, trấn triệt khớp)

II/ Trung cấp (18 tháng) : Tập Ngoại công, tập bài Quyền

Môn sinh sẽ được truyền thụ những kỹ thuật căn bản, những bài quyền căn bản của bản môn

Tập “ra sức, phát kình”: Là sức chịu đựng của cơ bắp. Kình là sức bật của cơ bắp gân xương khí huyết. Kình lực là hội tụ được tối đa việc ra sức, phát kình thông qua tập trung, tụ ý. Phương pháp tập từ kình dài à kình ngắn (nhất thốn quyền)

Tập ngoại công: thông qua tập với mộc nhân (vật hình người bằng gỗ) nhằm tăng kình lực, rắn chắc tay chân, giữ khuôn phép, kín đòn thế vào ra. Tập bao cát tăng đòn thế liên hoàn. Tăng mức độ chịu đựng của các bộ phận được sử dụng trong quyền thuật

Tứ đẳng luyện: Công thủ phản biến (nghĩa là : đánh ra (công), đánh xong tay hoặc chân đó là để giữ mình (thủ), dùng tay chân đó đánh lại khi địch thủ công (phản), cuối cùng đổi qua thế khác (biến)).

Song đấu : qua phần trên xong, tới phần song đấu. Phần nầy tập cho môn sinh quen phản ứng, lanh lẹ, quyền biến. Hơn nữa, song đấu còn để kiểm soát xem 7 phần trong người có sắc bén và có ăn khớp với nhau hay không (thất tuyệt võ công) : bộ pháp, thân pháp, quyền pháp, cước pháp, tâm pháp, nhãn pháp, khí pháp.

Một điều khá nổi bật là VGTP không chú trọng luyện riêng từng yếu tố mà cố gắng kết hợp luyện cùng lúc một số yếu tố trong cùng một bài, do vậy số lượng các bài quyền không nhiều, nhưng thời gian tập từng bài quyền rất dài.

Các bài luyện phản xạ thực chiến: Mục đích chủ yếu là luyện tập cho các môn sinh khả năng cảm nhận được ý đồ tấn công của đối phương và có các phản xạ hợp lý, kịp thời trong giao đấu, đạt được mục đích tối hậu là “tâm ứng thủ” – tức phản xạ tức thời trong thực chiến.

III/ Cao cấp (24 tháng) Tập Nội công

Môn sinh sẽ được truyền thụ cách ứng dụng các kỹ thuật của bản môn trong chiến đấu để từ đó môn sinh có thể tự tìm tòi, phát triển khả năng toàn diện của bản thân.

Các nguyên tắc được nhắc đến phổ biến là: lỏng mềm, giữ trung lộ, công thủ đồng thời, đơn giản, kết hợp được sức từ tòan bộ cơ thể v.v… được đúc kết các nguyên tắc này thông qua các thuật ngữ như: Tam Tinh, Tam Tĩnh, Nội ngọai Tam Hợp, Lục Hợp (chỉ có được ở những môn sinh đã luyện Khí)/ Đến giai đoạn này thực thi Lục hợp là tối quan trọng để phát huy sức mạnh của đòn đánh đến đỉnh điểm, Bát Môn, Lai Lưu Khứ Tống, Liên Tiêu Đai Đả, Thủ bất li Thân, Túc bất li Địa, phân Hư thực..v.v.

Nội tam hợp: ý, khí, lực

Ngoại tam hợp: tay, chân, thân

Tập nội công : Khai thác và vận dụng sức mạnh nội lực trong cơ thể qua các phương pháp đặc biệt điều khiển các cơ, gân, xương, da, mạch, khí huyết… thông qua các phép tập nội công đề khí đan điền, thận, cơ bụng, cơ đầu quyền. Quán tưởng kết hợp với điều thân (điều chỉnh tư thế giúp đạt hiệu quả cao nhất), điều tức (tập thở). Tăng thể tích chứa của phổi, tăng cường khả năng nạp dưỡng khí cho đan điền (bể chứa khí, ruộng thuốc) từ đó dẫn khí chu lưu khắp cơ thể, tăng cường khả năng lọc, bài tiết, ép xả độc tố của gan, phổi, thận…

Tổng kết lại: Sơ cấp (18 tháng) ; Trung cấp (18 tháng); Cao cấp (24 tháng) thời gian khoảng 5 năm (60 tháng) luyện tập đều đặn tuần 3 buổi. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập tùy theo ngộ năng, ngộ tính sẽ đảo trật tự, rút ngắn hay kéo dài thời gian cho phù hợp với mỗi người tập luyện.

IV/ Chuyên sâu (Không thời hạn) Tập Khí công

Đây là giai đoạn luyện tập công phu nhằm giúp cho môn sinh hoàn thiện những nhận thức sâu sắc về hệ tư tưởng, đường lối chỉ đạo của VGTP…nhằm kế tục sự nghiệp của Bản môn.

Tập chiết chiêu đòn thế tác động lực trực tiếp vào thầy , dành cho những người gánh trách nhiệm sống còn của Bản môn, Người Kế nghiệp.

Tập binh khí: dao quai, trường côn, tề mi côn, trường kiếm, song sỉ …

Đào tạo chuyên sâu phải hội đủ trí thức, kiến thức Sư phạm, hiểu biết về Khoa học, Y lý, Kinh dịch, triết lý Phương Đông…

Nhãn pháp:

Tâm pháp:

Khí công: phép khai thông kinh mạch và điều khiển hơi thở, nhịp tim, khí lực, huyết mạch …

Nội ngoại công kiêm tu

Vận dụng linh hoạt và thể hiện được các nguyên tắc theo từng cấp độ luyện tập: Vô cực, Thái cực, Lưỡng Nghi, Tam Tinh, Tứ khai, Ngũ hành, Lục hợp Bát môn, Thất đáo, Cửu cung.

Vô cực: là các vòng đảo biến hóa vào các kỹ thuật hoán lực (đổi lực), sự biến hoá …

Thái cực: vòng chu lưu xoắn ốc ứng dụng vào các kỹ thuật lưu chuyển.

Lưỡng nghi (Âm dương): là sự chuyển hóa của 2 mặt trong võ thuật như :cương nhu, thăng trầm, khai hợp, tiến thoái, công thủ, hư thực, trường đoản, nhanh chậm, trực hoành .v.v…

Tam tinh: Thượng Trung Hạ (hoặc Tam Tài: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà), sự kết hợp của Thân Thủ Bộ hay Tam Quan / Chiếm trung lộ (khép đốt gốc, hoạt đốt ngọn, khéo điều thân rỗi tay đánh thẳng), phép tiêu đả (đỡ đánh đồng thời; so, lồng đòn), dính hoà liền (chạm vào đối thủ, hoà vào sự vận động của đối thủ, liền với đòn của đối thủ_ hay còn gọi là “đánh liền đòn”) theo nguyên tắc “Lai lưu khứ tống” (đến đón đi tiễn, không buông lơi)

Tứ khai: Hình ý khí thần

Ngũ hành: Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ tương ứng với Kim phế, Mộc can, Thủy thận, Thổ tỳ, Hoả kim để luyện tập cho : Hình – ý -Khí -Thần

Ngũ Hành : Mộc Kim Hỏa Thuỷ Thổ

Ngũ Tạng : Can Phế Kim Thận Tỳ

Ngũ Hình : Long Hổ Xà Hạc Báo

Ngũ Tánh : Cương Dũng Nhu Tịnh Trí

Ngũ Quan : Thần Cốt Khí Tinh Lực

Ngũ Khiếu : Mắt Mũi Lưỡi Tai Miệng

Ngũ Thể : Can Bì Mao Huyết Mạch Cốt Thịt

Lục hợp: nội tam hợp (ý khí lực), ngoại tam hợp (thân tay chân / thân thủ bộ)

Thất đáo: Âm dương ngũ hành phối triển

Bát quái: 8 phương hướng, 4 phương chính (trên dưới trái phải) là hướng thẳng là hướng cương, 4 phương nghiêng (xéo 4 hướng chính) là hướng xéo là hướng nhu

Cửu cung: là 9 vùng phân định các cung vị để hoàn thiện các kỹ thuật.

Ngoài giáo trình đào tạo chính qui trên, võ đường VPTP cũng soạn ra một số giáo trình khác phù hợp với mục đích riêng của người luyện tập:

– Giáo trình dưỡng sinh: cho người cao tuổi, công chức văn phòng

– Trong đời sống hiện đại, các tác dụng về mặt dưỡng sinh của võ thuật ngày càng trở nên quan trọng hơn so với khía cạnh chiến đấu. Giáo trình này đặt mục tiêu dưỡng sinh quan trọng ngang hoặc thậm chí hơn so với việc luyện quyền cho mục đích tự bảo vệ hay giao đấu.

– Giáo trình tự vệ cho bạn gái.

– Giáo trình tự vệ cận chiến : cho lực lượng an ninh, bảo vệ.

– Giáo trình chiến đấu nâng cao: cho các bạn trẻ yêu võ thuật muốn tìm tòi & nâng cao kỹ thuật, nghệ thuật chiến đấu.

– Giáo trình dạy các loại binh khí chiến đấu: trường côn, tề mi côn, trường kiếm, đoản đao, song sỉ …

Bài quyền trung cấp 3 đường đánh cơ bản

Trong khi đi quyền chú trọng vào tay mắt chiếu cố nhau, chiêu liền thế liền, lên xuống nhẹ khéo, chân thân hợp nhất, nội ngoại tương hợp, công thủ liên tục khép kín.

Yêu cầu kỹ thuật:

– Xoay đấm hai cửa, tứ cửa

– Đấm quả 1 (xoay thân, đấm ngang vai)

– Đấm quả 2 (tay sau đấm thẳng trên, xoắn dưới, cuộn trên )

– Đấm quả 3 (quăng thân dọc từ trên xuống)

– Kỹ thuật tay: nâng, tì, đẩy, gạt, tống (luyện gân bật), vồ (vỗ mặt)

– Kỹ thuật xoay đỡ hai bên thượng, trung, hạ

– Kỹ thuật chân: đá bửa, đá cuộn, kê đá, dậm chân

– Phép lật, lướt, bắn chân, bật lùi sau

– Phép lăng thân kép

– Chào (tứ cửa: bắt đầu từ bên phải, dưới, trái, trước mặt tức ban giám khảo)

– Khai thế

1/ – 5/ Hai tay nâng, tì, đẩy, gạt, tống

6/ Thế sừng hươu bên phải

7/ Vỗ mặt tay phải từ trên xuống

8/ Thế sừng hươu bên trái

9/ Vỗ mặt tay trái từ trên xuống

10/ Đấm tay phải ngang vai, tay trái đỡ trên đầu (thượng)

11/ Đấm tay trái ngang vai, tay phải đỡ trên đầu (thượng)

12/ Đấm tay phải ngang vai, tay trái đỡ ngang (trung)

13/ Đấm tay trái ngang vai, tay phải đỡ ngang (trung)

14/ Đấm tay phải ngang bụng, tay trái đỡ dưới (hạ)

15/ Đấm tay trái ngang bụng, tay phải đỡ dưới (hạ)

16/ Đấm tay phải ngang vai, tay trái thu quyền

17/ Đấm tay trái ngang vai, tay phải thu quyền, chân phải hoành về sau (gọi tắt là đấm quả 1)

18/ Xoay thân về thế thủ cơ bản, bắn chân phía trước (1 nhịp), khi hạ chân đấm quả 1

19/ Đấm quả 2 trên (thẳng ngang mặt)

20/ Bật thân lùi về sau, xoay phải, dậm chân đấm quả 1

21/ Đấm quả 2 dưới (chếch 45o ngang bụng)

23/ Đấm quả 3 tay trái, hạ tay kèm xoay thân từ phía trước ra sau

24/ Tiến đá bửa chân phải

25/ Đá cuộn chân trái

26/ Hạ chân kèm đấm quả 1

27/ Đấm quả 2 cuộn từ trên xuống

28/ Xoay người đấm quả 1 về sau (đòn hồi mã thương)

29/ Lăng thân kép, đấm quả 1

30/ Bước chân phải từ sau lên trước, đấm tay phải ngang vai giữa 2 chân (tư thế, vị trí tương tự động tác 16)

31/ Đấm quả 1 (tư thế, vị trí tương tự động tác 17)

32/ Lật người về sau, kết hợp lướt (kéo đối thủ vào tầm đánh)

33/ Kê đá

34/ Hạ chân kèm đấm quả 1 (trượt thân)

– Xoay thân về thế thủ cơ bản