Diệp Chuẩn ông lão gầy gò

Diệp Chuẩn – con trai ruột cũng là người kế nghiệp của Đại võ sư Diệp Vấn thủ vai.

Ngoài tham gia diễn xuất, Diệp Chuẩn còn làm cố vấn võ thuật và tham gia chỉnh sửa kịch bản cho bộ phim. Có lẽ vì vậy mà “Diệp Vấn tiền truyện” là bộ phim bám sát nhất với lịch sử cuộc đời Diệp Vấn và đặc biệt là có những màn đấu võ vô cùng mãn nhãn.

Dưới đây là 3 yếu tố chính làm nên một người thầy tốt của Diệp Chuẩn:

1. Bạn nên thành thật với học trò. Trung thực là đạo lý làm người hàng đầu. Chúng ta nên trung thực với mọi người, đặc biệt là với học trò. Điều này quan trọng hơn, bởi họ tin tưởng vào những gì người thầy truyền dạy. Sẽ càng tệ hơn nếu người thầy nói dối học trò hoặc thêu dệt nên những câu chuyện không có thật. Ngày nay, rất nhiều người theo học VXQ, không ít người thầy cố gắng chứng tỏ địa vị của họ cao hơn thực tế, hoặc bịa đặt một số chuyện. Điều này là không nên.

2. Khi luyện tập (niêm thủ) với học trò, đừng gây chấn thương cho họ. Cha tôi, Diệp Vấn, từng nói: người thầy thích gây đau đớn cho học trò của mình là người thiếu tự tin với bản thân. Có nghĩa là họ có lòng tự trọng thấp. Họ sợ bị học trò đánh bại nên chọn cách đánh chúng trước. Bằng cách này, học sinh sẽ không dám nghĩ đến việc tấn công người thầy trong tương lai. Về cơ bản, nếu thầy đánh trò đau, trò sẽ sợ hãi và chỉ tập trung vào phòng thủ. Điều này khiến họ bỏ lỡ việc tiếp thu cũng như nâng cao trình độ kỹ thuật. Vì vậy, một người thầy thực thụ không bao giờ cố tình đã thương học trò, tạo điều kiện để học trò thực hiện các kỹ thuật tấn công mọi lúc có thể và có thể giải thích, chứng minh các kỹ thuật với trò.

3. Ai luyện võ cũng đều muốn mình giỏi, người thầy cũng vậy. Vì vậy môn võ nào cũng gặp tình trạng người thầy giữ lại một số bí quyết kỹ thuật để sau này họ có thể kiểm soát học trò. Như vậy, trò sẽ chẳng bao giờ bằng thầy. Nếu điều này xảy ra, thế hệ sau sẽ ngày càng yếu kém và cuối cùng võ thuật chỉ còn con số không. Một người thầy tốt sẽ không giấu diếm kỹ thuật nào, họ nên truyền đạt mọi thứ mình có. Nếu người thầy muốn giỏi hơn, họ nên tự phát triển kỹ năng của mình, tìm ra các phương pháp mới để cạnh tranh với học trò. Chỉ có như vậy, môn võ mà bạn theo đuổi mới ngày càng phát triển đi lên qua mỗi thế hệ.

mr386 sưu tầm