Để tiếp nối bài viết về “Công phu đả huyện của Trương Trác Khánh” hôm nay tôi sẽ đưa lên phần 2 – cũng là phần cuối cùng của bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi.
Công phu đả huyện của Trương Trác Khánh – P1
Ở P2 này, AD sẽ giới thiệu tiếp với các bạn phần ứng dụng thứ 2 của sư phụ Trương Trác Khánh do Du An Hy sưu tầm và phân tích, mời các bạn xem bên dưới:
Ứng dụng 2
1. HUYỆT KINH MÔN

Tên huyệt:
Kinh = to lớn, ý chỉ điều quan trọng. Môn = cửa. Huyệt là huyệt Mộ của kinh Thận, chủ trị thủy đạo không thông, mà thủy đạo là 1 cái cửa, vì vậy gọi là Kinh Môn.
Vị trí:
Ngang vùng bụng, huyệt ở bờ dưới đầu xương sườn tự do thứ 12.
Giải phẫu:
Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, đầu cụt xương sườn 12, mạc ngang, phúc mạc, thận. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.
Đường kinh:
Huyệt thứ 25 của kinh Đởm.
Posterior axillary line: Đường sau nách GB 25: huyệt Kinh Môn
2. HUYỆT THÍNH CUNG

Tên Huyệt:
Huyệt là chỗ (cung) có ảnh hưởng đến thính lực (việc nghe – thính), vì vậy gọi là Thính Cung.
Vị Trí:
Khi há miệng, huyệt ở chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ sau tuyến mang tai, bờ sau lồi cầu xương hàm dưới. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh sọ não số V.
Đường kinh:
Huyệt thứ 19 của kinh Tiểu Trường.

Tragus: Gờ bình tai SI19: huyệt Thính Cung Condylar process of the mandible: Lồi cầu xương hàm dưới





Đây là huyệt thuộc về Đởm kinh


