Trương Trác Khánh sinh năm 1940. Năm 7 tuổi, ông đã được sư phụ Diệp Vấn nhận dạy võ công và sớm thể hiện rõ những tố chất vượt bậc. Ông chính là người được tiếp nhận đầy đủ và rõ ràng nhất hệ thống hoàn chỉnh bộ pháp Vịnh Xuân. Lên 10 tuổi, trong một lần đi dự tiệc tại Thành Bắc, khu Cửu Long, Trác Khánh quen biết Lý Tiểu Long.

Đôi lời

Bài viết này là của tác giả Du An Hy, một người đam mê và gắn bó với môn võ Vịnh Xuân Quyền từ rất lâu gửi cho tôi. Hôm nay, tôi xin mạn phép tác giả được đưa lên website với mục đích chia sẻ thêm kiến thức và môn võ này tới càng nhiều bạn tập càng tốt.

Giới thiệu về Trương Trác Khánh

Lúc đó, “Con rồng nhỏ” (biệt danh của Lý Tiểu Long) đang học tại trường Trung học La Salle và cũng là một người cực kỳ đam mê võ thuật. Sau một thời gian chơi chung, Lý rất khâm phục võ Vịnh Xuân của Trương Trác Khánh. Bởi vậy, vào một ngày năm 1953, cậu trẻ nhà họ Trương đã giới thiệu Lý Tiểu Long đến với sư phụ mình – Diệp Vấn để học võ. 

Có xuất thân xã hội, từng tham gia xã hội đen, bản tính vốn ngổ ngáo sẵn nên Trác Khánh không lạ lẫm gì môn võ nhu quyền cận chiến, có tính sát thương cao này. Đòn tay là sự quyết định trong mỗi lần thực chiến của Vịnh Xuân nhưng có nhiều người đã nâng tầm nó lên đến một đỉnh cao mới, Trương Trác Khánh là một ví dụ. Có một ghi chép nói rằng, trước đây, ông từng lập lỷ lục thế giới tại Trường đại học Harvard về tốc độ ra quyền: 8,3 đòn đánh mỗi giây. Một con số quá khủng khiếp. 

Năm 1958, khi mới 18 tuổi, do có nhiều ân oán với xã hội đen Hồng Kông, họ Trương buộc phải xuống tàu sang Australia. Tại đất nước này, ông đã tự lập ra một hệ phái Vịnh Xuân của riêng mình. 

Có thể nói rằng, Trương Trác Khánh thực sự đã trở thành một trong những người có công sức truyền bá Vịnh Xuân Quyền nổi bật nhất trên toàn thế giới. Ông cũng chính là người được Lý Tiểu Long gửi đến 20 bức thư để bàn luận về việc cho ra đời môn Triệt quyền đạo lừng lẫy. Trong một bức thư, Lý Tiểu Long từng hết mực kính cẩn viết: „Thưa sư huynh, gần đây, đệ đã cho ra đời hệ thống công phu của mình và đặt tên là Triệt quyền đạo, đệ cảm thấy nó có hiệu quả rất tốt‟. 

Trương Trác Khánh cũng là một trong số ít các võ sư Vịnh Xuân đi sâu vào công phu đả huyệt. Theo ông, các đòn đánh đả huyệt chủ yếu nằm trong bài quyền Tiêu Chỉ của Vịnh Xuân. Các đòn đánh đả huyệt của ông đã từng xuất hiện trên phim ảnh với phim “Sherlọck Holmes” do “người sắt” Robert Downey Jr thủ vai chính.

Ứng dụng 1

1. HUYỆT THIÊN DUNG 

Huyệt Thiên Dung
Huyệt Thiên Dung

Tên Huyệt:

Thiên chỉ vùng đầu; Dung = dung nhan. Người xưa khi trang điểm thường chú ý đến vòng đeo tai. Huyệt có tác dụng trị tai ù, tai điếc, vì vậy gọi là Thiên Dung. 

Vị Trí:

Ở phía sau góc xương hàm dưới, bờ trước cơ ức – đòn – chũm, phía dưới cơ hai thân. 

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trước cơ ức-đòn-chũm, bờ sau của góc xương hàm dưới, phía dưới cơ 2 thân. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, dây thần kinh sọ não số XI. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2 hoặc C3. 

Đường kinh:

Huyệt thứ 17 của kinh Tiểu Trường. Huyệt nhận mạch phụ của chính kinh Đởm. 

SI17:huyệt Thiên Dung
SI17:huyệt Thiên Dung

Mandibular angle: Góc xương hàm dưới. 

Sternocleidomastoid: Cơ ức đòn chum 

SI17:huyệt Thiên Dung
SI17:huyệt Thiên Dung

2. HUYỆT CỰC TUYỀN

HUYỆT CỰC TUYỀN
HUYỆT CỰC TUYỀN

Tên huyệt:

Cực: nơi tận cùng. Tuyền = dòng nước chảy. Tâm chủ huyết mạch, giống như dòng nước chảy; Huyệt ở chỗ cao nhất (cực) của kinh Tâm, vì vậy gọi là Cực Tuyền

Vị trí:

Chỗ lõm ở giữa hố nách, khe giữa động mạch nách, sau gân cơ nhị đầu và gân cơ quạ cánh tay. 

Giải phẫu:

Dưới da là khe giữa động mạch nách và mặt sau gân cơ quạ cánh tay, gân cơ 2 đầu (phần ngắn), trước nữa là mặt sau cơ ngực to, ở trên là đầu trên xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ–da cánh tay và thần kinh ngực to của đám rối cánh tay.

Đường kinh:

Huyệt thứ nhất của kinh Tâm

Axillary artery:Động mạch nách; Axillary fossa:Hố nách
Axillary artery: Động mạch nách; Axillary fossa: Hố nách
Hai bên đối chiến
Hai bên đối chiến
Áo đỏ đấm vòng tay phải. Khánh võ sư dùng Tiêu thủ trái đỡ đòn.
Áo đỏ đấm vòng tay phải. Khánh võ sư dùng Tiêu thủ trái đỡ đòn.
Khánh võ sư dùng tay trái kéo tay đấm đối thủ xuống đồng thời xoay người ra  đòn Tiêu chỉ dọc.
Khánh võ sư dùng tay trái kéo tay đấm đối thủ xuống đồng thời xoay người ra đòn Tiêu chỉ dọc.
Đòn đánh nhằm vào huyệt Thiên Dung ở góc xương hàm dưới
Đòn đánh nhằm vào huyệt Thiên Dung ở góc xương hàm dưới
Đây là huyệt đạo thuộc kinh Tiểu Trường
Đây là huyệt đạo thuộc kinh Tiểu Trường
Tiếp tục biến chiêu, vòng tay phải từ phía trong ra phía ngoài tay phải của tên  áo đỏ. Khánh võ sư đẩy tay hắn lên để mở đường tấn công vào nách.
Tiếp tục biến chiêu, vòng tay phải từ phía trong ra phía ngoài tay phải của tên áo đỏ. Khánh võ sư đẩy tay hắn lên để mở đường tấn công vào nách.
Tay phải giữ chặt tay đối thủ, tay trái Tiêu chỉ dọc vào huyệt Cực Tuyền dưới  nách của hắn.
Tay phải giữ chặt tay đối thủ, tay trái Tiêu chỉ dọc vào huyệt Cực Tuyền dưới nách của hắn.
Đây là huyệt đạo thuộc về Tâm kinh.
Đây là huyệt đạo thuộc về Tâm kinh.

Hết phần 1, tiếp theo AD sẽ post tiếp phần 2 “Công phu đả huyện của Trương Trác Khánh”. Mời các bạn đón đọc.

Thân ái!