Loading...

Đây là video ngắn giới thiệu về 2 loại binh khí trong Vĩnh Xuân Quyền

  1. Trường côn (gậy dài 2m)
  2. Song tô – Bát trảm đao (đao ngắn dắt trong mình)

Ngoài ra còn có loại binh khí khác (hình như là kiếm nữa) nhưng đặc thù nhất trong Vĩnh Xuân Quyền là 2 loại binh khí trên. Ngày xưa trong chiến đấu, trường côn với lợi thế dài có thể chiến đấu từ xa với các chiến binh trên lưng ngựa. Còn Bát trảm đao do lợi thế ngắn dễ dấu trong người, rất linh hoạt và nguy hiểm.

Trong phim Diệp Vấn phần 1 sử dụng gậy dài, phần 2 sử dụng Bát trảm đao:

[youtube-subscribe]

[youtube-subscribe]

Xin chào các bạn!

Hơn 1 tuần nay mình bận công việc ở ngoài Hà Nội và Nam Định nên không có nhiều thời gian để update thông tin cho lớp học Vĩnh Xuân.  Rất mong các bạn thông cảm.

Video dưới đây là hình ảnh tập và ứng dụng việc sử dụng Bát Trảm Đao trong thực tế được thực hiển bơi sư phụ Stephane Serror. Chúc các bạn luyện tập vui vẻ!

Mặc dù thóat thai từ dòng gốc Thiếu Lâm tự chính tông nhưng môn phái Vĩnh Xuân đã tạo lập những nguyên tắc, những cách thức luyện tập riêng biệt với một màu sắc triết lý không còn đóng khuôn trong cửa Phật nữa. Các đòn thế và bài bản đã tinh giản đến mức tối đa, ngòai các tính năng công thủ với trình độ cao trong các phương án chiến đấu của từng chiêu thức giản dị, môn sinh của Vĩnh Xuân nếu được các bậc thầy chỉ bảo, truyền dạy trực tiếp còn luyện được sức mạnh hàm dưỡng, nguồn lực tự sinh dồi dào không những chống chọi được mọi bệnh tật thông thường và các va chấn do ngọai lực tác động vào cơ thể mà còn có được cảm giác với ngọai cảnh mà không cần thông ua thị giác. Đó chính là Linh giác. Một cảnh thường thấy ở võ đường Vĩnh Xuân là 2 võ sinh bịt mắt giao đấu với nhau.

Tám phép tập tay:

1. Xuyên: đấm chọc.
2. Tiêu: phóng tay chọc.
3. Kinh: lấy cùi chỏ đỡ.
4. Tháp: dập đánh.
5. Thân: đỡ ngửa bàn tay (gạt rộng ra).
6. Phục: đỡ sấp bàn tay.
7. Bàng: gạt cổ tay.
8. Trầm: đỡ xiết bằng cổ tay.

Lục điểm bán côn: lấy 3 ưu điểm của côn dài và 3 ưu điểm của côn ngắn thành 6 ưu điểm (lục điểm).

3 ưu điểm của côn ngắn:

1. Tỏa hầu
2. Trung bình
3. Dịch tự

3 ưu điểm của côn dài:

1. Cái côn (côn che đầu)
2. Hạ khiêu (hất dưới)
3. Hòanh đả (đánh ngang)

Bài ca về côn như sau:

Côn pháp tinh thông lục điểm cường
Hoàng phi trung lộ nhập trùng thương
Khuyên trầm dịch tự xuyên trừu đãng
Thượng hạ phiên phi thế hiển dương.

(Dịch)

Côn pháp tinh thông sáu điểm cường
Phất đường giữa để đâm côn vào giữa
Xoay vòng thấp rút côn lắc lư rồi chọc
Lật bay trên dưới thế rất hùng mạnh.

Kiếm của Vĩnh Xuân thì nhẹ và dài. Có 6 phép tập là: Khuyên – Trầm – Trật – Thích – Phất – Lặc.

Bài ca như sau:

Bạch xà thổ tín, ngư bộ biền thu
Khuyên trầm phản thủ, tước dược chi đầu
Thanh đình điểm thủy, ưng lạc ngư phủ
Hoành khiên thập tự, bàn phúc xuyên trừu
Thùy phong xạ đấu, lôi hồn điện tẩu
Trảo tiến, trảo thoái, quang nhược long du
Hùng yên viên bộ, hớt tả hớt hữu
Kiếm cập, lý cập, quán dịch yết hầu.

(Dịch)

Sau khi phụt đâm, nghiêng mình thu bước về
Lật tay xoay tròn như chim nhảy đầu cành
Như chuồn chuồn điểm nước, như chim sa cá nhảy
Nhảy ngang chũ thập, lại xoay đâm rồi rút
Hạ mũi xuống đâm nhanh như tên, sấm chớp
Liệu tiến, liệu thoái như rồng lượn chơi
Lúc trái lúc phải, bước nhanh như vượn, lưng như gấu
Kiếm đến, chân đến, chọc đúng yết hầu.

Tập đao của Vĩnh Xuân có song đao, đơn khiên đao và đao cán dài.

Ca quyết như sau:

Song đao khởi thế, tà hữu tà phi
Liên chi khảm trúc, đao phá phúc?
Biên thân liêu trảm, quy địa yên?
Ngọc hoàn phàn – huân địch – trảm.

Đao giữ binh trường, phi xích dự
Đao phong đổi chuẩn, hạ tà phi
Trưu dằn đồng kích liên can sạt
Thuận thế trung bình thích hướng tâm.

Ngũ hình ca quyết

Long hình ca quyết

Long thái thượng hạ khúc
Khí hùng kiêm lực túc
Lai khứ tiềm kỳ hình
Cương kiện trực thôi khô
Nhận thử mệnh long hình.

(Dịch)

Hình rồng trên dưới uốn cong
Khí hùng thế mạnh sức thêm lạ thường
Đi, lại tiềm ẩn hành tung
Ý đồ do bạn khiến dùng trong tay
Rạng danh, đánh thắng muôn lòai
Thế nên được gọi là bài “Hình long”

Xà hình ca quyết

Xà hình thủ pháp điêu
Thân thúc thiện triền miên
Tiết loạn khuỷu vi khúc
Biên chỉ hướng dịch tiền
Kỳ như năng trị cương
Nhân thử viết xà hình.

(Dịch)

Hình xà nhanh nhẹn đôi tay
Lòe ra, thụt lại, cuộn hòai chẳng ra
Xếp bằng năm ngón đánh qua kẻ thù
Trị “cương” ắt giữ thế “nhu”
Hình xà nhờ vậy dẹp thù thảnh thơi

Hổ hình ca quyết

Hổ hình tòng biên bộc
Cầm nã, câu, đàn, giác
Lực phát dũng như tiền
Kiên, yêu, thương hạ lạc
Kỳ dũng khả khắc ngoan
Nhân thủ mệnh hổ hình.

(Dịch)

Hổ hình rình rập bên hông
Rành đòn: đục. búng, móc, thông cầm nã
Lực thời thần tốc phát ra
Vai, hông cựa quậy thủ là dưới trên
Bởi hình bài được mang tên
Ngoan, hung muốn diệt chớ quên bài này

Báo hình ca quyết

Báo hình ấn nhi hung
Khí tế toan kỳ trung
Đầu, khuỷu kiêm tranh, tất
Dung hội học là xong
Cơ trí phục cường quật
Nhân thủ mệnh báo hình

(Dịch)

Hình beo kín đáo mà hung
Đường đi thế bước tập trung trong bài
Gối, đầu, gót, cẳng, chỏ tay
Dung hòa “tịnh hạc”, “nhu xà”, “cương long”
Trí mưu chứa sẵn trong lòng
Thẳng tay áp đảo cường ngông, liệt cuồng

Hạc hình ca quyết

Hạc hình trụy khuỷu tranh
Ngưng thần động lý phiên
Quyên, trầm, hượt, thoát, lưu
Tiến, thối hổ liên hoàn
Kỳ tịnh năng chế động
Nhân thử viết hạc hình.

(Dịch:)

Hạc hình, chỏ, gót hạ trần
Tập trung ý chí, ắt cầm chốt then
Tiến lui trong thế đã quen
Khoanh, trầm, trượt, sút, chảy xen nhau dùng
Tịnh yên ngự chế động hung
Hạc hình là thế, lạ lùng nhưng hay.

Tóm lại, thông suốt Ngũ hình quyền và hệ thống 108 mộc nhân, võ sinh sẽ đạt đến cảnh giới cực kỳ kim cương, cực kỳ nhu nhuyễn. Vì thế nên võ công Vĩnh Xuân trác tuyệt, bất tử.

(Bài viết này do mình tổng hợp lại từ trên mạng. Rất cám ơn bạn karatedo và tôi và tôi đã viết lại những kinh nghiệm của mình để chia sẻ cùng với mọi người)

Pages 1 2

Đây là phương pháp sử dụng Đao (Song tô) đơn giản do sư phụ Lâm hướng dẫn. Những ứng dụng trong bài Bát Trảm Đao.

[youtube-subscribe]

Đôi điều giới thiệu:

Sifu Gary Lam trained with the Legendary Sifu Wong Shun Leung , for 15 years and served as the instructor at Wong’s school in Hong Kong for an additional 6 years.

As one of Sifu Wong Shun Leung’s top student, Sifu Lam put his Wing Chun skills to test by entering tournaments and destroying the competition. His excellent fighting skills made him the undefeated champion of the Hong Kong full Contact Tournament in 1978-1979. His trophies and titles are too numerous to mention.

In recognition of his Wing Chun skills and character, his Wing Chun peers in Hong Kong elected him as the President of the Hong Kong Wing Chun Society in 1991.

Sifu Gary Lam was awarded Sifu of the Year in 2006 and received an award for the World Ving Tsun Athletic Association Hall of Fame for his contributions to Ving Tsun.

gary lam

Tùy chi phái, cây đao sử dụng trong bài còn được gọi là Song tô, Trủy thủ hay Dao quai, và bài còn có tên gọi là Hồ điệp đao, Hồ điệp song đao hay Nhị tự song đao. Bài sử dụng loại đao ngắn cỡ trung bình, khoảng bằng độ dài cẳng tay người tập cộng với một bàn tay xòe thẳng (chuôi đao có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, và lưỡi đao chập theo cẳng tay trong một số động tác của bài. Chuôi đao có một vòng thép tạo thành quai, ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao còn giúp loan đao linh hoạt.

Bài Bát trảm đao chia làm 8 đoạn (bát trảm) với mỗi đoạn là một thế đao chính. Theo Diệp Vấn, tám đoạn của bài là:

  1. Đao thức
  2. Lập trảm đao
  3. Than trảm đao
  4. Song canh đao
  5. Cổn bàng đao
  6. Nhất tự đao
  7. Vấn đao
  8. Quải đao

Tương tự côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí đối phương để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Tương truyền, Diệp Vấn chỉ dạy bài Bát trảm đao cho bốn đệ tử. Tuy nhiên hiện nay nhiều bài đao khác nhau mang tên Bát trảm đao nên khó phân biết được bài nào được chân truyền từ Diệp Vấn.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/

Tùy chi phái, cây đao sử dụng trong bài còn được gọi là Song tô, Trủy thủ hay Dao quai, và bài còn có tên gọi là Hồ điệp đao, Hồ điệp song đao hay Nhị tự song đao. Bài sử dụng loại đao ngắn cỡ trung bình, khoảng bằng độ dài cẳng tay người tập cộng với một bàn tay xòe thẳng (chuôi đao có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, và lưỡi đao chập theo cẳng tay trong một số động tác của bài. Chuôi đao có một vòng thép tạo thành quai, ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao còn giúp loan đao linh hoạt.

Bài Bát trảm đao chia làm 8 đoạn (bát trảm) với mỗi đoạn là một thế đao chính. Theo Diệp Vấn, tám đoạn của bài là:

  1. Đao thức
  2. Lập trảm đao
  3. Than trảm đao
  4. Song canh đao
  5. Cổn bàng đao
  6. Nhất tự đao
  7. Vấn đao
  8. Quải đao

Tương tự côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí đối phương để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Tương truyền, Diệp Vấn chỉ dạy bài Bát trảm đao cho bốn đệ tử. Tuy nhiên hiện nay nhiều bài đao khác nhau mang tên Bát trảm đao nên khó phân biết được bài nào được chân truyền từ Diệp Vấn.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/