Loading...

Chào các bạn! LHVX xin thông báo 1 sự kiện vô cùng thú vị sẽ diễn ra vào tháng 11 này tại sân tập của Vịnh Xuân Quyền HongKong – SaiGon. “Võ sư Leo Au Yeung sẽ đến thăm và giao lưu với các bạn đam mê Vịnh Xuân Quyền ở Tp.Hồ Chí Minh”.

Chúng ta hãy cùng xem một số thông tin về Master Leo Au Yeung.

1. Giới thiệu

Master Leo Au Yeung sinh ra và lớn lên ở HongKong, tới năm 1997 Master Leo Au Yeung chuyển tới Anh và vào năm 1995 Master bắt đầu luyện tập Vịnh Xuân Quyền với người con trai cả của Diệp Vấn – sư phụ Diệp Chuẩn (Ip Chun). Và cứ mỗi năm Master trở về HongKong để tiếp tục luyện tập trên con đường Vịnh Xuân của mình cho đến nay.

Những năm sau tiếp theo, Master theo tập với sư phụ Samuel Kwok và tính đến này Master Leo Au Yeung đã tập được trên 20 năm. 

Master Leo Au Yeung được công nhận là môt bậc thầy kungfu, trực tiếp giảng dạy trong một ngôi trường võ thuật ở London (có tên LWC – London Wing Chun). Phong cách của Master rất đa dạng và thực tế, bao gồm: Vịnh Xuân Quyền, Thái Cực Quyền, Hồng Gia Quyền và Chinese kick-boxing.

2. Diệp Vấn tiền truyện

Có lẽ “Diệp Vấn” là tên seri phim mà tất cả mọi người yêu thích và tập luyện môn võ Vịnh Xuân Quyền đều biết đến. Để tạo ra một bộ phim với nhiều màn kungfu đặc sắc, và thực sự là đỉnh cao về Vịnh Xuân như thế đương nhiên phải dựa trên những đội ngũ chuyên nghiệp đứng đàng sau. Và Master Leo Au Yeung là một người trong số đó.

Master Leo Au Yeung có nhiều năm luyện tập Vịnh Xuân Quyền, cho đến năm 2008 Master được đạo diễn Diệp Vĩ Tín mời tới văn phòng của mình ở HongKong để cùng tham gia biên đạo võ thuật cho bộ phim Diệp Vấn do Chung Tử Đơn thủ vai chính. Và ở đây, họ đã cùng làm việc chặt chẽ với Hồng Kim Bảo.

Rồi sau thành công vang dội của Diệp Vấn 2008, Master Leo Au Yeung tiếp tục biên đạo võ thuật với bộ phim “Diệp Vấn tiền truyện“. AD nghĩ đây là một bộ phim chân thật nhất về thời niên thiếu của sư phụ Diệp Vấn (có cả truyện tranh cho bộ phim này), và được đánh giá chuyên môn võ  thuật rất cao. Trong phim các bạn còn thấy có sự tham gia của 2 diễn viên cạo cội: Nguyên Bưu và Hồng Kim Bảo nữa.

Dưới đây là một số hình ảnh về Master Leo Au Yeung:

Với những kiến thức và kinh nghiệm của mình, master Leo Au Yeung đã và đang tiếp tục truyền bá và phát huy môn võ Vịnh Xuân Quyền trên toàn thế giới.

Quay lại với sự kiện, sư phụ Leo Au Yeung sẽ có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày: 10/11/2017 và 14/11/2017 để cùng chúng ta giao lưu, trao đổi về môn võ Vịnh Xuân Quyền. Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo ở đây:

Địa chỉ cụ thể như sau các bạn nhé:

CLB Vịnh Xuân HongKong – SaiGon (0915 31 33 44)

Sân tập: Khu thể thao trường THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN, số 1A Lê Bình, P4, quận Tân Bình

BIẾT LỊCH BIỂU DIỄN VÀ TẬP HUẤN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỊNH XUÂN QUYỀN QUỐC TẾ ĐẾN TỪ HONGKONG VÀ ANH QUỐC TẠI VIETNAM 10 – 14/11/2017? 

📣 CÁC BẠN ĐÃ TỪNG THẤY TRÊN PHIM ẢNH CÁC TUYỆT KỸ VỊNH XUÂN QUYỀN?

➡ Bạn đã biết Lý Tiểu Long, huyền thoại võ thuật đã từng tập Vịnh Xuân quyền 06 năm tại Hongkong

➡ Bạn đã biết sư phụ của Lý Tiểu Long là Diệp Vấn, và số môn sinh theo học môn Vịnh Xuân của ông đã trên 2 triệu người?

➡ Bạn có biết con trai Diệp Vấn là Diệp Chuẩn hiện vẫn còn sống và vẫn đang dạy Vịnh Xuân quyền tại Hongkong dù đã gần 90 tuổi

💪 Và đệ tử trân truyền của Diệp Chuẩn, cùng với ông chỉ đạo võ thuật phim Diệp Vấn là ai?

💪 Đó là Mr Leo Au Yeung cùng 05 cộng sự sẽ đến Tp. HCM giảng dạy, Seminar từ 10-14/11/2017 này. Và bạn có muốn tập và học ngay các tuyệt kỹ Vịnh Xuân đó với ông ấy không? 

➡ 19h-21h, ngày 10/11 tại tầng 1 nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Q10, Tp. HCM. Và 19h- 21h ngày 14/11 tại nhà thi đấu trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, P4, q. Tân Bình, Tp.HCM.

☎ Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận vé tham dự 0915 313 344 

———————————— 

CLB VỊNH XUÂN QUYỀN HONGKONG – SAIGON

⛔ Nơi sinh hoạt và tập luyện của các bạn đam mê môn võ Vịnh Xuân quyền dòng Hongkong- Diệp Vấn tại Tp. HCM

⛔ Các bài tập luyện tự vệ ứng dụng ngắn gọn, dễ hiểu, thực dụng và có giáo án rõ ràng

⛔ Khoá học từ cơ bản đến nâng cao, có các khoá ngắn hạn 3, 6 tháng…và lâu hơn tuỳ thời gian người tập 

⛔ Đăng ký học đơn giản, chỉ cần ghi họ tên, số ĐT, đồng phục đơn giản, chỉ có chiếc áo thun trắng, không cần đeo đai, thi lên đai phiền phức…

—————————————

💒 Address: Cơ sở 1: khu thể thao trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (ngay ngã 4 Bảy Hiền) số 1A Lê Bình, p4, q. Tân Bình; giờ tập 18h30-20h thứ 2,4,6 hàng tuần              

💒 Address: Cơ sở 2: tầng 1 nhà tập luyện Phú Thọ số 219 Lý Thường Kiệt, q 11, Tp. HCM, giờ tập 19h30-21h thứ 2,4,6 hàng tuần.

📞 Hotline: 0915 313 344

Website: http://video.lophocvinhxuan.com

“Tôi luyện tập đã nhiều năm môn Vịnh Xuân Quyền, một môn phái của tự nhiên và lẽ phải. Tôi cảm thấy trình độ của tôi ngày một tiến triển. Tôi không còn cảm thấy tính hiếu thắng theo thói quen muốn đối chiến với kẻ khác nữa. Sự tập trung tinh thần của tôi không còn bị xáo trộn vì sự có mặt của kẻ thù.” – Trích lời Lý Tiểu Long 

ly-tieu-long

Lý Tiểu Long – người sáng lập ra Triệt Quyền Đạo.

“Cả hai võ phái Vịnh Xuân và Triệt Quyền Đạo đều có tư thế cao, đa dụng thủ pháp, dùng đôi tay phong tỏa kỹ thuật của đối phương và tấn công theo đường thẳng. Trong Vịnh Xuân cũng không sử dụng bước di chuyển rộng, không đá xoay người mà luôn áp sát đối phương với cự ly ngắn, tấn công bằng đòn thẳng đồng thời với đòn tấn công của đối phương. Những điều này chính là tư tưởng trong tên gọi võ phái của Lý.” – Trích bài Triệt Quyền đạo trong điện ảnh của Lý Tiểu Long

huyen-thoai-ly-tieu-long-va-nhung-ky-luc-vo-thuat-dinh-cao

Lý Tiểu Long – ông có nhiều triết lý trong võ  thuật.

“Theo Diệp Chuẩn và báo Réel Kung Fu tháng 9/1976, vào năm 1965 Lý Tiểu Long có về Hongkong xin Diệp Vấn dạy phần cuối bài Mộc Nhân Thung mà Lý không có dịp học trước khi đi Mỹ. Lý còn xin quay phim Diệp Vấn đánh bài Tiểu Niệm Đầu. Bù lại anh sẽ mua cho thầy anh một căn nhà mới. Câu nói sau này đã làm phật lòng Diệp Vấn vì quan trọng phần tiền bạc. Vả lại, Diệp Vấn không thích Lý Tiểu Long đã dạy võ cho người ngoại quốc nên ông từ chối sự đòi hỏi của Lý. Sau đó, Lý Tiểu Long đã theo học với Thiệu Hán Sinh (sinh năm 1900) vài bài quyền: Tinh Võ Hội Tiết Quyền, Thất Tinh Đường Lang Băng Bộ Quyền… Khi trở về Mỹ, Lý nghiên cứu hỗn hợp nhiều môn võ để thành lập môn Triệt Quyền Đạo, nhưng vẫn giữ cách tập với Mộc Nhân Thung, đã sửa đổi cấu tạo và chỉ dạy đòn thế cải cách. Như Diệp Chuẩn kể lại, lúc Lý Tiểu Long thành danh, Diệp Vấn không thích nghe ai nhắc tới Lý trước mặt ông.” – Trích bài Mộc Nhân Thung (một phương pháp luyện tập đặc biệt)

Lý Tiểu Long là một trong những học trò kiệt xuất của Diệp Vấn

Lý Tiểu Long và sư phụ của mình Diệp Vấn

“Lý Tiểu Long kinh qua nhiều võ phái, nhưng nhận mình là môn đồ Vịnh Xuân, và sáng lập môn phái Triệt Quyền Đạo dựa trên cơ sở quyền pháp Vịnh Xuân.” – Trích bài Vịnh Xuân Tiêu Chỉ Quyền

Xem video về Lý Tiểu Long

[youtube-subscribe]

Sưu tầm

Mặc dù không nổi danh giống như thân phụ Diệp Vấn nhưng Diệp Chuẩn cũng là một cao thủ mà giới giang hồ rất mực nể trọng.

Sư phụ Diệp Chuẩn trong phim “Diệp Vấn tiền truyện“. Ông đóng vai Lương Bích, người sau này dạy cho Diệp Vấn những nét mới trong Vịnh Xuân Quyền.

Sư phụ Diệp Chuẩn

Sinh: 31 tháng 7, 1924 (tuổi 91), Phật Sơn, Trung Quốc

Bố mẹ: Trương Vĩnh Thành, Diệp Vấn

Anh chị em: Diệp Chính

Phim: Diệp Vấn Tiền Truyện, Diệp Vấn: Trận Chiến Cuối Cùng

Hổ phụ sinh hổ tử

Mặc dù có thể trạng nhỏ bé nhưng giống hệt cha mình, Diệp Chuẩn cũng là một đại võ sư và là bậc thầy của Vịnh Xuân Quyền.

Khác với cha, Diệp Chuẩn không thích giao đấu trên võ đài và hầu như cũng không có tài liệu nói về những màn tỉ thí của ông.

Thậm chí thuở niên thiếu, Diệp Chuẩn còn không hứng thú với võ thuật mà chỉ “bị” cha truyền dạy một cách bất đắc dĩ.

Nghiệp võ của ông chủ yếu gắn với việc giảng dạy. Ông chính là người truyền thụ những kỹ năng đỉnh cao của Vịnh Xuân cho Chân Tử Đan, giúp nam tài tử có thể thi triển những màn kungfu cực kỳ đẹp mắt trên phim.

Diệp Chuẩn cũng là người hoàn thiện các bài đánh mộc nhân, đặc sản nổi bật của phái Vịnh Xuân. Trong đó, bài mộc nhân 108 thế và bài 116 thế do ông sáng tạo được các đệ tử của môn phái đặc biệt đề cao.

Niêm thủ của sư phụ Diệp Chuẩn.

[youtube-subscribe]

[youtube-subscribe]

Sư phụ Diệp Chuẩn hướng dẫn Chung Tử Đơn tập Niêm thủ.

[youtube-subscribe]

Về tuyệt kỹ này, có một kỷ niệm rất đáng nhớ của Diệp Chuẩn có liên quan tới “đệ tử ruột” của Diệp Vấn, chính là Lý Tiểu Long.

Số là khi Lý Tiểu Long đang theo học Vịnh Xuân của sư phụ Diệp Vấn thì Lý bất ngờ gây xích mích với Hội Tam Hoàng nên phải giã từ Hồng Kông và sư phụ để chuyển sang Mỹ lánh nạn.

Năm 1965, Lý trở lại Hồng Kông thăm sư phụ và đặt vấn đề muốn học nốt bài cuối cùng của kỹ thuật mộc nhân, một tuyệt kỹ mà Lý chưa kịp học trước khi đi Mỹ, đổi lại anh sẽ mua cho sư phụ và sư huynh một căn nhà lớn.

Tuy nhiên, sư phụ lập tức từ chối vì không muốn những tuyệt kỹ của mình biến thành một sản phẩm của sự trao đổi vụ lợi.

Thất bại, Lý bắt đầu chuyển sang thuyết phục sư huynh Diệp Chuẩn truyền dạy cho mình nốt tuyệt kỹ mộc nhân còn đang dang dở.

Nhưng cũng giống người cha, Diệp Chuẩn lập tức khước từ lời đề nghị của sư đệ. Diệp Chuẩn chỉ nói đúng một câu: “Bậc nam tử có nhiều thứ quý báu hơn là sự thoải mái về cuộc sống vật chất”.

Về sau, cảm phục trước khí chất của sư phụ và sư huynh nên Lý Tiểu Long đã từ Mỹ trở về Hồng Kông để trau dồi tuyệt kỹ mà mình vốn ao ước bấy lâu.

Trở lại với trình độ võ công của Diệp Chuẩn, do ông không bao giờ bước lên võ đài nên rất khó để đánh giá trình độ của ông cao siêu tới đâu.

Tuy nhiên điểm mạnh trong võ thuật của Diệp Chuẩn được cho là khả năng phòng thủ vô cùng hoàn hảo.

Thậm chí khi đã ngoài tuổi bát tuần, trong những buổi dạy võ, ông đã thử sức các đệ tử bằng cách để cho các môn đồ tìm mọi biện pháp để tấn công vào một vị trí trên cơ thể ông.

Tuy nhiên có rất nhiều đệ tử đã phải thừa nhận rằng rất khó để ra một đòn chính xác khi đối đầu với vị sư phụ.

Võ giỏi, văn còn giỏi hơn

Diệp Chuẩn (Ip Chun) sinh năm 1924 tại Phật Sơn, Quảng Đông. Ông bắt đầu được thân phụ dạy võ từ năm 7 tuổi nhưng mãi tới tận năm 34 tuổi mới thực sự gắn bó với võ nghiệp.

Không giống như cha vốn chỉ nổi danh nhờ võ thuật, Diệp Chuẩn lại là một con người đa tài ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể khẳng định hiếm có một vị võ sư nào tài hoa giống như ông.

Năm Diệp Chuẩn 24 tuổi, do những biến cố của thời cuộc nên thân phụ của ông đã phải rời quê hương Phật Sơn để tới mảnh đất Hồng Kông lánh nạn và lập nghiệp.

Khi đó, Diệp Chuẩn không đi theo cha mà tiếp tục ở lại Phật Sơn để nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lịch sử, triết học, thơ ca, âm nhạc truyền thống, Phật giáo và lĩnh vực nào ông cũng gặt hái được thành tựu.

Đến năm 1950 (26 tuổi), ông đã trở thành một thạc sĩ và có khả năng trình diễn rất siêu đẳng loại hình opera.

Thậm chí, ông còn từng được trao giải thưởng “nhà nghiên cứu tiềm năng nhất của nghệ thuật Trung Quốc” bằng các công trình nghiên cứu âm nhạc truyền thống.

giai-ma-vo-cong-cua-con-trai-diep-van (1)

Diệp Chuẩn và thân phụ Diệp Vấn.

Tuy nhiên đến năm 1962, do cuộc Cách mạng Văn hóa nên Diệp Chuẩn bất đắc dĩ phải cùng người em của mình là Diệp Chính rời mảnh đất Phật Sơn để chuyển tới Hồng Kông, nơi thân phụ đã bắt đầu gây dựng được tiếng tăm.

Tại đây, sự nghiệp nghiên cứu về âm nhạc, văn hóa một cách chính quy của Diệp Chuẩn cũng bị bỏ dở nhưng ông vẫn tiếp theo đuổi vì niềm đam mê.

Ở Hồng Kông, ông cũng chuyển sang dạy võ cùng cha và tham gia vào một hiệp hội thao tại Hồng Kông và được bầu làm chủ tịch. Thậm chí ông còn kiêm luôn công việc của một kế toán và cả phóng viên cho một tờ báo.

Cho tới tháng 12/1972 sau khi thân phụ qua đời, Diệp Chuẩn đã thừa kế di sản của cha. Suốt quãng thời gian từ năm 1985 đến năm 2001, ông chu du rất nhiều quốc gia để truyền bá Vịnh Xuân Quyền.

Năm 1992, ông thành lập một hiệp hội riêng, quy tụ những môn sinh cao cấp của Vịnh Xuân nhằm mục đích làm nền tảng để truyền bái môn phái ra khắp thế giới.

Sư phụ Diệp Chuẩn

Những năm gần đây, dù đã bước sang tuổi cửu tuần nhưng Diệp Chuẩn vẫn còn đủ tâm sức để dạy võ.

Ông cũng trở thành nhà tư vấn cho hầu hết các bộ phim nói về cuộc đời và sự nghiệp của thân phụ Diệp Vấn, trong đó có cả 3 phần của bộ phim cùng tên do Chân Tử Đan thủ vai chính.

Ở thời điểm năm 2010, Diệp Chuẩn và môn đồ đã xây dựng được cơ sở tại hơn 60 quốc gia và có trên hơn 3000 cơ sở truyền bá Vĩnh Xuân Quyền.

Với những cống hiến to lớn của ông, Ủy ban Olympic Hoa Kỳ đã trao tặng ông nhiều giải thưởng quý giá. Diệp Chuẩn có rất nhiều cao đồ ở khắp nơi trên thế giới.

Trong đó có thể tới những võ sư nổi tiếng như Colin Ward (Anh), Terence Yip Pui (Mỹ), Keung Lee (Canada), Dean Jones (Nam Phi), Felix Leong Cheok Son và Gordon Shellshear (Australia), Leung Chung Wai (Hong Kong), Peter Yeung (Thụy Điển), Alex Serra (Brazil), Ken Lau (Singapore)…

Theo Trí Thức Trẻ

Quay ngược lại thời gian một tí :D, vào năm 1995 nhận lời mời từ Samuel Kwok 2 sư phụ Diệp Chuẩn và Diệp Chính sang Chicago – Mỹ dự một cuôc hội thảo về Vịnh Xuân Quyền do Samuel Kwok tổ chức.

Cuộc hội thảo diễn ra hết sức tốt đẹp, duy chỉ có một điều bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn của Samuel Kwok :D, đó là việc sư phụ Diệp Chính chỉ vài chiêu đầu của bài Mộc nhân đã làm gãy một cánh tay của con mộc nhân làm cả khán đài phải “Ồ” lên… Người ta đã phải thay một chiếc tay mới cho ông để ông có thể tiếp tục đánh, nhưng thiết nghĩ ông sẽ ko còn phát lực vào mộc nhân như trước nữa. Bởi nếu cứ làm như thế thì sẽ chẳng còn đủ cánh tay nào để thay cho ông đánh nữa đâu.

“Không phải Kungfu của tôi tốt, mà chỉ vì mộc nhân này tay nó hơi tệ mà thôi.” – sư phụ Diệp Chính

[youtube-subscribe]

Chúc các bạn luyện tập vui vẻ!

Bài quyền thứ 3 cao cấp của Vịnh Xuân Quyền – Tiêu chỉ.

Tiêu chỉ hay Phiêu chỉ (phóng ngón tay) cho thấy tinh thần của bài. Đây là cấp độ tột cùng để chiến đấu tự do, với các ngón tay duỗi thẳng xỉa dẫn đạo linh hoạt thay vì một nắm đấm có tính chất cương mãnh. Bài áp dụng nguyên lý “dĩ công vi thủ” (lấy công làm thủ) và “dĩ đả vi tiêu” (lấy đánh làm hóa giải), “dùng eo phát lực” và “lực quán chỉ”.

Những kĩ thuật mới là quải tranh, trắc thân vấn thủ, thượng hạ sạn thủ, khuyên cát thủ, thượng hạ canh thủ và bộ pháp khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi phái Hồng Kông chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai thế khác: phê trửu (chỏ đánh ngang) và cập chửu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) bổ sung từ chi phái Quảng Đông, cho bài một sắc thái đặc biệt linh hoạt.

Đây là video sư phụ Diệp Chuẩn đánh bài Tiêu chỉ, mời các bạn cùng xem:

Để tải video này: Download

Bài quyền thứ 2 kỹ thuật trung câp trong Vịnh Xuân Quyền.

Như tên gọi của bài, tầm kiều (tìm cầu) chỉ rõ mục đích bài là tìm cây cầu nối giữa công và thủ, hoặc, tiếp được tay đối phương để từ đó phát hiện sơ hở tấn công.

Bài chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp xước mã đặc biệt của môn phái với thế tấn trắc thân kiềm dương. Lúc tiến theo thế “đạp bộ” hay còn gọi là “leo núi”, chân trước bước kéo chân sau theo, trọng tâm thân thể luôn đặt tại chân sau. Lúc địch thủ tấn công, thế “chuyển mã” dời trung tâm tuyến và dẫn đòn đối thủ vào khoảng không.

Đây là lý thuyết “dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ”, “dùng eo xoay phá giải đòn công của địch”. Bài có ba thế cước: đề thoái, trực đăng thoái và trắc sanh thoái, dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đả kích đối thủ. Những đòn tay mới được giới thiệu trong bài là chánh thân vấn thủ, phê tranh, xuyên kiều, trắc thân án thủ, trừu chàng quyền, đàn kiều xung quyền…

Dưới đây là video giới thiệu bài Tầm Kiều do sư phụ Diệp Chuẩn đánh, mời các bạn cùng xem:

[youtube-subscribe]

Để tải video mời các bạn xem link sau: Tầm Kiều Download

Bài quyền Tiểu Niệm Đầu là bài quyền đầu tiên, cơ bản.

Bài quyền này (còn có những tên gọi khác như Tiểu luyện đầu, Tiểu hình ý, Tam bái phật), là căn bản để môn sinh thành thạo những thủ pháp đặc trưng của Vịnh Xuân Quyền như: than thủ, bàng thủ, cổn thủ, nhật tự xung quyền, khuyên thủ, tán thủ, phục thủ, phách thủ, đấm tam tinh còn gọi là tam xung chùy là thực hiện đấm liên tiếp 3 cái trong một nhịp tấn công v.v. trên một tấn pháp duy nhất từ đầu đến cuối bài là Kiềm dương mã tự, hay nhị tự kiềm dương mã áp dụng ở tư thế chính diện, chính thân, nên còn được gọi là chính thân nhị tự kiềm dương mã. 

Dưới đây là video bài Tiểu Niệm Đầu do sư phụ Diệp Chuẩn đánh, mời các bạn cùng xem:

[youtube-subscribe]

Để tải video xuống máy: Link Download 

Diệp Chuẩn ông lão gầy gò

Diệp Chuẩn – con trai ruột cũng là người kế nghiệp của Đại võ sư Diệp Vấn thủ vai.

Ngoài tham gia diễn xuất, Diệp Chuẩn còn làm cố vấn võ thuật và tham gia chỉnh sửa kịch bản cho bộ phim. Có lẽ vì vậy mà “Diệp Vấn tiền truyện” là bộ phim bám sát nhất với lịch sử cuộc đời Diệp Vấn và đặc biệt là có những màn đấu võ vô cùng mãn nhãn.

Dưới đây là 3 yếu tố chính làm nên một người thầy tốt của Diệp Chuẩn:

1. Bạn nên thành thật với học trò. Trung thực là đạo lý làm người hàng đầu. Chúng ta nên trung thực với mọi người, đặc biệt là với học trò. Điều này quan trọng hơn, bởi họ tin tưởng vào những gì người thầy truyền dạy. Sẽ càng tệ hơn nếu người thầy nói dối học trò hoặc thêu dệt nên những câu chuyện không có thật. Ngày nay, rất nhiều người theo học VXQ, không ít người thầy cố gắng chứng tỏ địa vị của họ cao hơn thực tế, hoặc bịa đặt một số chuyện. Điều này là không nên.

2. Khi luyện tập (niêm thủ) với học trò, đừng gây chấn thương cho họ. Cha tôi, Diệp Vấn, từng nói: người thầy thích gây đau đớn cho học trò của mình là người thiếu tự tin với bản thân. Có nghĩa là họ có lòng tự trọng thấp. Họ sợ bị học trò đánh bại nên chọn cách đánh chúng trước. Bằng cách này, học sinh sẽ không dám nghĩ đến việc tấn công người thầy trong tương lai. Về cơ bản, nếu thầy đánh trò đau, trò sẽ sợ hãi và chỉ tập trung vào phòng thủ. Điều này khiến họ bỏ lỡ việc tiếp thu cũng như nâng cao trình độ kỹ thuật. Vì vậy, một người thầy thực thụ không bao giờ cố tình đã thương học trò, tạo điều kiện để học trò thực hiện các kỹ thuật tấn công mọi lúc có thể và có thể giải thích, chứng minh các kỹ thuật với trò.

3. Ai luyện võ cũng đều muốn mình giỏi, người thầy cũng vậy. Vì vậy môn võ nào cũng gặp tình trạng người thầy giữ lại một số bí quyết kỹ thuật để sau này họ có thể kiểm soát học trò. Như vậy, trò sẽ chẳng bao giờ bằng thầy. Nếu điều này xảy ra, thế hệ sau sẽ ngày càng yếu kém và cuối cùng võ thuật chỉ còn con số không. Một người thầy tốt sẽ không giấu diếm kỹ thuật nào, họ nên truyền đạt mọi thứ mình có. Nếu người thầy muốn giỏi hơn, họ nên tự phát triển kỹ năng của mình, tìm ra các phương pháp mới để cạnh tranh với học trò. Chỉ có như vậy, môn võ mà bạn theo đuổi mới ngày càng phát triển đi lên qua mỗi thế hệ.

mr386 sưu tầm

Phim Diệp Vấn kể về một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của danh sư Diệp Vấn, trong phim này Chân Tử Đan đã trình diễn một phong cách khác trước, đó là không sử dụng những cú đá song phi nổi tiếng của mình mà phần lớn các pha võ thuật đều dùng tay – một nét độc đáo của Vĩnh Xuân quyền.

Để diễn được các pha võ này, anh đã luyện Vĩnh Xuân 8 tháng, cũng như giảm 5 ký để phù hợp với vai Diệp Vấn. Về diễn xuất, vai diễn có chút hài hước và nhiều trường đoạn nội tâm hơn các phim trước đây anh tham gia. Ông Diệp Chuẩn, con trai của Diệp Vấn sau khi xem phim này đã khen ngợi Chân và cho rằng anh là người thích hợp nhất để đóng vai này.

[youtube-subscribe]

Thông tin về Chung Tử Đơn

Chung tử đơn diệp vấn

Chân Tử Đan

Chân Tử Đan (chữ Hán: 甄子丹; bính âm: Zhēn Zǐdān; sinh ngày 27 tháng 6 năm 1963) là một diễn viên người Trung Quốc, ngoài ra anh còn là một đạo diễn, nhà chỉ đạo võ thuật và nhà sản xuất điện ảnh. Anh nổi tiếng trên màn ảnh truyền hình và màn ảnh rộng qua những vai diễn có sử dụng võ thuật như một trong những ngôi sao võ thuật hàng đầu châu Á. Về diễn xuất, Chân Tử Đan từng hai lần nhận được đề cử giải Kim Tượng. Anh được coi là người trẻ nhất trong số những nhà chỉ đạo võ thuật xuất sắc nhất thế giới, từng nhiều lần được trao giải thưởng về chỉ đạo võ thuật tại các liên hoan phim Hồng Kông và châu Á.

Tại Việt Nam anh được biết tới nhiều với tên Chung Tử Đơn, tên này thường được sử dụng trên báo chí, áp phích, bìa đĩa, cũng như trong giới hâm mộ.