Loading...

Vĩnh Xuân phái là một môn phái chính tông, có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. Môn phái này được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20. Vĩnh Xuân cũng có những đặc điểm chung giống với các phái võ khác nhưng bên cạnh đó nó cũng có những đặc điểm riêng biệt mạng đậm màu sắc của môn phái.

Trong Vĩnh Xuân sự kết hợp hài hòa giữa: Cương – Nhu (Âm – Dương) sẽ giúp cho người tập phát huy một cách tối đa sức mạnh về tinh thần và thể chất. Bên cạnh mục đích để tự vệ chiến đấu, người luyện tập còn đến với Vĩnh Xuân vì mục đích dưỡng sinh, phục hồi sức khỏe và cao hơn nữa có thể phát triển những khả năng tiềm ẩn của con người. Vĩnh Xuân có thể mang lại cho người tập một tinh thần hài hòa, thăng hoa biết tiến biết thoái trong cuộc sống cũng như trong công việc. Quan trọng hơn, nó giúp người tập có thể vượt lên trên bản ngã của chính bản thân mình.

Võ thuật là bể học và Vĩnh Xuân cũng vậy. Tất cả đều hàm chứa bên trong mọi triết lý về nhân thức của mỗi người học, người dạy. Mỗi võ đường đều có những cách học, tập, luyện, nhận thức và giác ngộ khác nhau mặc dù đỉnh cao cuối cùng chỉ là một. Khi các võ đường Vĩnh Xuân có những phương pháp tập luyện khác nhau thì hãy đừng nghĩ rằng mình đúng hay họ sai, mình là “chân truyền” còn họ thì không. Hãy dẹp bỏ mọi suy nghĩ đó. Các nguyên lý chung về môn phái vẫn không thay đổi chỉ có các con đường luyện tập tới đích là khác nhau mà thôi.

Đã luyện tập thể thao và trải qua quá trình luyện tập nhiều môn phái võ thuật khác nhau nhưng tôi đến với Vĩnh Xuân là một tất yếu. Được danh sư ân cần chỉ dạy như một cơ duyên đã an bài. Sau một thời gian luyện tập Vĩnh Xuân ở Việt Nam cũng như tại Hồng Kông và Đài Loan. Với những kết quả, sự trải nghiệm, giác ngộ- tôi đã phát triển một hệ thống luyện tập Vĩnh Xuân với mọt góc nhìn đa diện hơn. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, sự tương hỗ giữa cương và nhu. Đó chính là:

Vĩnh Xuân kungfu – “Chí Cương, Chí Nhu”

Đây là đường lối, là điểm nhấn, là cách nhìn và sự phát triển xuyên suốt võ đường của chúng tôi.

Có một sức mạnh về tinh thần và sức khỏe thật sự sẽ là một điểm tựa vững chắc để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như trong võ thuật. Nếu biết sử dụng trí tuệ kết hợp cương nhu hợp lý ta sẽ thấy được những giá trị đích thực của cuộc sống, và trở thành một người có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội

Hãy cứ làm – sẽ thấy được những kết quả trải nghiệm!

Võ sư Đinh Trọng Thủy

Chủ nhiệm Võ đường Vĩnh Xuân Thăng Long

Chúng ta thử xem qua hệ thống quyền pháp của Vĩnh Xuân Quyền sẽ rõ. Đó là một công việc khổ luyện gần như cả đời người để thu thập và ứng dụng một cách thích hợp mỗi động tác và sự kết hợp kỳ diệu của mỗi đòn tay. Nó có điểm khác biệt cơ bản là không nhất thiết phải thuộc lòng các chiêu thức chiến đấu như một số môn phái khác. Đồng thời có sự phân giải về các chiêu thức một cách hòa hợp, ăn khớp như một số người quan niệm biểu đồng tình.

Có những người cho rằng quyền Vĩnh Xuân đơn giản và thực dụng nhất. Điều đó, ở một góc độ nào đó, có thể xem như đúng. Bởi vì suy cho cùng “bát môn pháp” cũng có thể bắt nguồn từ ba tay : Tán thủ, Phục thủ và Bàng thủ (Ngửa bàn tay, Úp bàn tay, và Đưa khuỷu tay). Ba tay quyền căn bản này bao quát cả trăm ngàn thế tinh hoa biến hóa của quyền Vĩnh Xuân.

Theo thường lệ, tất cả quyền thuật Trung Hoa đều dùng một phương pháp cổ truyền và duy nhất là đánh và đỡ. Khi đối phương dùng quyền đánh ta, thì ta dùng một cánh tay để đỡ và dùng một cánh tay khác để đánh lại đối phương, hoặc dùng chân để phản công đối phương.

Theo thứ tự, thì dù ta đỡ bằng tay hay chân, đều đứng sau cái thể công (đánh hoặc đá của địch). Vả lại, cái đánh trả với cái đỡ không thể nào làm cùng một lúc được: nghĩa là phải dùng cả hai tay, một tay đỡ và tay khác đánh lại.

Nhưng quyền Vĩnh Xuân thì khác hẳn. Nếu đối phương dùng quyền tay hay dùng đòn chân đánh hoặc đá ta, thì hễ ai đã tập quyền Vĩnh Xuân thì đều hiểu rằng: Hễ quyền hay cước của địch bị ta tiếp được (có nghĩa là thu hút được), thì tức khắc ta chỉ dùng một tay hay một chân đánh lại, vì quyền Vĩnh Xuân làm tiêu tan các thế công bằng một kỹ thuật đặc biệt, và đó cũng là đòn phản công tức khắc. Đó là chỗ tuyệt diệu của quyền pháp Vĩnh Xuân.

Cho nên, quyền pháp Vĩnh Xuân có câu “Đả thủ tức vi Tiêu thủ”, ý nói tay đánh tức là tay giải (Giải là làm tiêu tan cái thế công của địch).

Còn có một câu khẩu quyết là: “Thủ lưu trung”, nghĩa là hai tay lúc nào cũng để trước giữa ngực (Cả trên, dưới). Khi ta ra tay đánh địch đều do trung lộ tiến đi (tức là hai cánh tay một quyền, một chưởng). Bao giờ cũng làm thành một hình trung tâm điểm để phòng ngự đầu và toàn thân. Dù địch mau lẹ và cường mạnh đến đâu, ta đều có thể làm cho đôi tay của địch lúc nào cũng ở ngoài tay phòng ngự của ta. Như vậy ta chiếm thế thượng phong, có ngay ưu thế dù là công hay thủ. Cho nên quyền Vĩnh Xuân đánh ra thì thành xung quyền hình chữ nhật do tâm tạng (ở giữa ngực) xuất phát đường kinh tuyến, thẳng một mặt tiến đánh đối phương, tựa như chạy theo đường cung huyền (như dây cung bật ra).

Nếu địch dùng quyền đánh, ta dùng lối quyền “ném” hay lối quyền “câu”, còn gọi là quyền dây cung. Dù so sánh quyền pháp giữa các môn phái khác, xuất phát từ hai bên eo với xung quyền hình chữ nhật của Vĩnh Xuân thì quyền Vĩnh Xuân vẫn dài hơn. Đó là nguyên nhân tại sao quyền Vĩnh Xuân phát xuất từ trước ngực.

Người ta thường dùng cây cung và thân cây cung để ví với tay quyền Vĩnh Xuân, ta cũng có thể dùng cây mây để làm ví dụ. Khi một lực tấn công phía trước, ta có thể dùng tay ngửa, tay úp hay chìa khuỷu tay (tán, phục, bàng thủ) khiến cho địch thủ có cảm tưởng như đánh vào một cây mây bị áp lực ảnh hưởng, cong vào một bên; đến khi quyền địch thủ để lộ ra khuyết điểm (nơi trống, tiện tấn công) thì quyền Vĩnh Xuân như thanh mây bật ngược lại xung thẳng vào đối phương với sức mạnh vô cùng.

Do đó, trong môn phái Vĩnh Xuân có một câu truyền khẩu “Lai lưu khứ tống, thoát thủ trực xung” (Tới thì giữ, đi thì đưa, duỗi hoặc rời tay thì tiến tới).

“Đó là phương pháp sử dụng các thế Na, Phục, Bàng… Tuyệt không bao giờ hất ngang hay lắc qua hai bên trái hay mặt. Đưa là đưa sang phía trước, xung cũng là xung ra phía trước. Còn tay lưu chỉ để tiếp đón hay chận đứng quyền của địch. Không cần dùng đến sức khỏe mà có thể đẩy được địch qua một bên”.

Chính vì chỗ sâu diệu này mà Võ sĩ Lý Tiểu Long sau khi đã học với Diệp Vấn tiên sinh, đã lãnh hội tinh túy của công phu quyền pháp Vĩnh Xuân, nên đã cho ra đời môn Triệt Quyền Đạo (có thể tạm tóm tắt là con đường ngắn nhất để biến thủ thành công, hoặc công thủ không phân biệt, hoặc nôm na hơn: đỡ tức là đánh).

Ngoài quyền pháp sâu diệu, người học Vĩnh Xuân quyền còn phải luyện khí công để chủ động được kình lực của mình. Kình phải lấy gân làm gốc, có đàn tính, hoạt tính. Tập khí công nội công, chuyển động đường gân, uyển lực phát triển, lấy khí dẫn lực… chủ động gân cốt, phát triển được kình. Lực phá hủy bên ngoài, kình phá hủy bên trong. Việc phóng kình như bắn một mũi tên. Kình có thể tụ vào đầu ngón tay, phóng với tốc độ nhanh có thể phá hủy các bộ phận bên trong. Đó mới thực sự là sự công phá. Khi một người phóng kình đúng, các đầu ngón tay sẽ rung bật lên. Đó là dấu hiệu công lực của mỗi người. Môn công phu đỉnh cao của kình lực chính là nhất dương chỉ vậy.

(Trích Tân Võ học – xuất bản tại Hồng Kông số 72/1972 của VS. Thi Đạt Chí).

Bài giảng của Sầm Năng về cước pháp Vĩnh Xuân

Xin trích lại bài viết của bạn yeyu yongchun đăng trên vinhxuan.org để bạn đọc tham khảo về cước pháp môn Vĩnh Xuân. Theo bạn yeyo thì bài viết này được một học trò người Canada ghi chép lại từ bài những bài giảng của cố võ sư Sầm Năng, và sau này được một trong số những đại đệ tử của ông chỉnh sửa lại.

Võ sư Sầm Năng là một trong số ít các học trò được chân truyền Vĩnh Xuân của Đại sư Nguyễn Kỳ Sơn. Hiện nay hệ phái của Đại Sư Nguyễn Kỳ Sơn vẫn tiếp tục được truyền dạy tại Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Có hai nhánh chính thuộc hệ phái này: một là từ Võ sư Sầm Năng và hai là từ Wong Jing (truyền cho Mễ Cơ Vương và được kế nghiệp bởi Hoàng Niệm Di).

Dưới đây là tổng hợp bài giảng của cố võ sư Sầm Năng nói về cước pháp Vĩnh Xuân.

Nguyên lý các đòn đá

Để cho ra một đòn đá chính xác cần phải chú ý những điểm sau: luyện tập, nắm vững thời gian, khoảng cách vị trí, thăng bằng, đối tượng của đòn đá và độ nhanh nhậy.

Nói nôm na rằng: Luyện công bách biên, thân pháp tự nhiên. Mỗi động tác đều phải thông qua hai người đối luyện không ngừng lặp lại cho đến khi biến thành tự nhiên, phản xạ bản năng. Bí quyết duy nhất của tất cả các công phu chẳng qua là việc đối luyện không ngừng (có thể luyện tập với đối tác cố định hoặc không cố định) hoặc luyện tập với mộc nhân.

Nắm vững thời gian là điều kiện quan trọng hàng đầu của tầt cả các kỹ thuật (vận dụng trong chiến đấu), điều này chỉ có thể đạt được thông qua kinh nghiệm và sự nỗ lực luyện tập. Nếu như yếu tố thời gian không nắm vững, thì cho dù động tác hoàn mỹ đến mấy cũng không thể giành thắng lợi được. Một số quyền thủ Vĩnh Xuân có thói quen dùng một phương thức chủ động nhưng cố định để ra các đòn cước; nhưng thực tế Vĩnh Xuân chú trọng ra đòn sau triệt đòn, để cho quyền thủ Vĩnh Xuân có thể vừa tiêu vừa đả thế tiến công của đối thủ. Khi ở trong trạng thái chuẩn bị, có thể cố gắng chiếm lấy trung lộ từ sự tiến công của đối phương hoặc cũng là để bổ trợ cho những thiếu sót về kỹ thuật.

Chính vì phương thức đá phần thân dưới của cước pháp Vĩnh Xuân, nên thông thường yêu cầu(quyền thủ Vĩnh Xuân) phải rất áp sát đối phương thì các đòn đá mới phát huy được tác dụng; đồng thời cũng vì khoảng cách ra đòn đá thông thường bằng với khoảng cách ra đòn tay, cho nên Vĩnh Xuân Quyền yêu cầu quyền thủ phải án chế được một bộ phận trên cơ thể đối phương mới ra cước, làm như thế là để tất cả các bộ phận thuộc cơ thể ta đều có thể tham gia vào đòn đánh, đồng thời mượn địch thủ làm điểm nâng đỡ cho sự cân bằng của ta. Một người mà một bộ phận chân tay bị khống chế thì càng dễ bị trúng đòn.

Khi mới bắt đầu luyện tập Vĩnh Xuân, (Vĩnh Xuân quyền thủ) thông thường áp dụng phương thức mặt đối mặt để luyện tập, lợi dụng các động tác đơn thủ hoặc tổ hợp song thủ tiến hành đối luyện;sau đó Vĩnh Xuân Quyền yêu cầu nhập nội từ một góc độ nào đó, bất kể từ chính diện hay phía cánh đều có thể dùng những động tác tinh tế hóa giải sự tiến công của đối phương.

Thăng bằng đòi hỏi một mã bộ vững chắc; khi nhấc một chân lên thì chân còn lại phải chịu toàn bộ lực từ cơ thể. Muốn khắc phục được nhược điểm của sự mất thăng bằng đem đến, Vĩnh Xuân Quyền huấn luyện học viên xoay thân, di chuyển và việc luyện cước, vào thời điểm đầu đều đem phần lớn trọng lượng cơ thể áp đặt lên một chân; vào thời điểm sau, (Vĩnh Xuân quyền thủ) có thể mượn địch thủ để giữ thăng bằng, trong lúc mượn một bộ phận cơ thể đối phương giữ thăng bằng đồng thời ra đòn cước.

Khi các bạn đã nắm vững những kỹ thuật này, Vĩnh Xuân Quyền có thể giúp các bạn phá vỡ hệ thông công thủ của đối phương một cách nhanh gọn hiệu quả. Chính bởi những kỹ thuật này, Vĩnh Xuân chú trọng đánh cận, nhằm một số bộ phận yếu hiểm trên cở thể làm mục tiêu, ví như đầu gối, háng, nếu ở khoảng cách xa thì những bộ phận như khớp, thận, xương sườn đều có thể trở thành mục tiêu. Những bộ phận có cơ bắp phát triển và các bộ phận mẫn cảm khác có thể trở thành đối tượng án chế. Nhưng, sự vận dụng các kỹ thuật này cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự nắm bắt thời gian, cảm giác về cự li, vị trí, thăng bằng của đối thủ

Việc vận dụng chi giác (tức da, phản xạ thần kinh) trong một khoảng cách ngắn nhất, với động tác tinh tế nhất có thể ảnh hưởng đến phản ứng của đối thủ chính là sở trường của các quyền thủ Vĩnh Xuân. Trong phạm vi tay dính tay, cự li ra đòn của tay và chân là giống nhau, khi bộ phận cước tiếp xúc với đối phương sẽ cảm nhận được sự thay đổi của góc độ và lực, Vĩnh Xuân Quyền thủ đã có thể (dựa vào sự thay đổi này) nhanh chóng cảm nhận chứ không phải nhìn thấy, để điều chỉnh chính mình. Loại thông tin feedback trở lại này có thể làm cho quyền thủ Vĩnh Xuân thông qua sự biến đổi bộ pháp làm cho mình luôn luôn trong tư thế áp đảo và hóa giải đối phương.

Tâm pháp

Vĩnh Xuân là một loại quyền mang tính khái niệm cao, nói đến Kung fu không phải chỉ nói đến các chiêu thức bề ngoài. Chiêu thức chẳng qua chỉ là một loại công cụ biểu đạt, mà chính khái niệm mới là linh hồn của những công cụ này.

Giữ vững đường hướng ra đòn theo trung tuyến là phương thức ra đòn đá một cách trực tiếp và đơn giản nhất. Nếu đối thủ áp sát theo một đường cong, quyền thủ Vĩnh Xuân tất có đủ thời gian để phản ứng, thì lúc này một đòn đá sẽ là biện pháp nhanh gọn nhất. Giữa hai người là đường tí ngọ (đường trung tuyến), chỉ cần đánh trực tiếp vào trung tâm đối phương là được. Nếu như sự tiến công của đối phương đã chiếm lĩnh được trung tuyến một cách vững vàng, thì quyền thủ Vĩnh Xuân có thể bước tiến thêm một bước, hoặc bước một bước đến phía cánh của đối phương , tạo ra một đường tí ngọ mới.

Phương thức dùng một chân để ra đòn, trong khi lấy chân khác làm trụ nâng đỡ cơ thể có ưu điểm là khi một chân làm động tác, thì chân kia sẽ đảm nhiệm việc nâng đỡ toàn bộ khối lượng cơ thể, giữ cho cơ thể ở trạng thái thăng bằng.

Việc dùng chân để chống lại võ khí thực ra cũng không khác mấy so với việc dùng chân để chống lại người, chẳng qua mục tiêu phải là chân trụ của địch thủ. Trong điều kiện thời gian và phạm vi nhất định, với ý niệm công thủ theo trung tuyến, quyền thủ Vĩnh Xuân có thể bắt đầu với bộ phận mà địch thủ gần mình nhất.

Có lúc đường hướng tiến công gặp trở ngại, (sự ra đòn và phản ứng của quyền thủ Vĩnh Xuân) không đủ nhanh và trực tiếp, lúc này, quyền thủ Vĩnh Xuân có thể thừa cơ trước khi đối phương ra đòn , nhập nội, phá vỡ nhịp tiến công và ngăn chặn đòn đánh. Đường hướng mà (quyền thủ Vĩnh Xuân) bị án ngữ sẽ lập tức được sắp xếp và bố trí lại.

Cơ sở

Vĩnh Xuân Quyền bao hàm nhiều cước pháp, trong đó mỗi loại kỹ thuật đều có tâm pháp đặc thù riêng, muốn luyện và sử dụng chúng một cách thuần thục, phải nắm bắt vững vàng những tâm pháp này. Vĩnh Xuân không giống với nhiều môn phái kung fu khác, kỹ thuật đòn cước của Vĩnh Xuân không bao giờ áp dụng vào các bộ vị trên thắt lưng. Trong ứng dụng, Vĩnh Xuân thường ra đòn cước một cách trực tiếp có phát lực tương đối mạnh nhằm phá hủy kết cấu của địch thủ và ngăn chặn địch thủ áp sát. Lực của các đòn đá có thể dùng để tiêu đòn của đối phương từ xa cho đến công đả khống chế đối thủ ở tầm gần; thêm nữa, đòn cước của Vĩnh Xuân không có động tác giả để đánh lừa hoặc thử nghiệm đối phương, bởi vì khi một đòn cước phát lực quá mức, đồng thời đi với nó là lộ ra sơ hở, người ra đòn cước rất có khả năng vì điều này mà mất thăng bằng. Cho nên quyền thủ Vĩnh Xuân sẽ cố gắng bằng mọi biện pháp để bảo đảm đòn đá này phải trúng.

Tác giả: yeyu yongchun (vinhxuan.org 15/07/05 16:47)

Trong danh sách có nhiều địa chỉ cũ, bây giờ không còn hoạt động hoặc thay đổi địa chỉ, các bạn nên liên lạc trước nếu có thể sau đó đến xem tập, tập thử để lựa chọn nơi tập tiện nhất (gần nhà, gần trường, rẻ …) và tốt nhất (sư phụ, cơ sở vật chất, môi trường, đồng môn …). Dù Vĩnh Xuân chúng ta có rất nhiều chi phái, nhiều dòng với phương pháp luyện tập có những điểm khác nhau nhưng mục đích chung nhất vẫn là để hoàn thiện bản thân mình.

—–  Tp HỒ CHÍ MINH  —–

1) Vịnh Xuân Quyền HongKong – Saigon:

CLB Vịnh Xuân HongKong – SaiGon (0915 31 33 44)
– Từ 14/05/18 tại Q7: TẦNG TRỆT BLOCK B2 (bên phải siêu thị Vinmart) – khu ĐỨC KHẢI ERATOWN, Đường 15B – Nguyễn Lương Bằng (nối dài), Phường Phú Mỹ, Quận 7, HCM (chỉ cách Phú Mỹ Hưng 01km).

– Lịch tập: 19h – 20h30 thứ 2, 4, 6 hoặc 3, 5, 7 (riêng thứ 7 tập 19 – 20h30). Còn có các lớp ban ngày cho người bận rộn: 9h30 – 11h sáng thứ 3, 5, 7

CLB Vịnh Xuân HongKong – SaiGon (0915 31 33 44)
– Sân tập: Tầng 1, nhà tập luyện Phú Thọ số 219 Lý Thường Kiệt, P15, Q11 .
– Thời gian: Tập vào các buổi tối 2, 4, 6 từ 19h15 – 20h45.

1.1) CLB Vịnh Xuân HongKong thực chiến (0127 462 5088)
– 88/8/6 Bùi Dương Lịch, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM.
– Thời gian: từ 18h30- 21h00 thứ 2-4-6 và 3-5-7.

2) Nhánh cụ Hồ Hải Long:

 1) Vịnh Xuân Hồ Trường XàTrung tâm thể dục thể thao quận 8Địa chỉ : Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

3) Nhánh cụ Lục Viễn Khai

 2) Cửu Long Y – Võ đạo (Mekongdo)Võ sư Nguyễn Đăng QuangẤp Đông Thành, xã Thành An, huyện Mỏ Cầy Bắc, tỉnh Bến Tre.

4) Vịnh Xuân Chính Thống Phái (Nhánh cụ Hồ Hải Long và cụ Nguyên Minh)

 3) 2273A/16/41A Phạm Thế Hiển, P.6, Q.8 – 188 Nơ Trang Long, P.13, Q. Bình Thạnh (Chùa Diệu Pháp) (Vs. Nam Vân)

4) Nhà văn hoá Gò Vấp

– 572 Lê Quang Định, P.1, Q.Gò Vấp, Tp. HCM (Vs. Nam Quy)

5) 450/19A Lê Đức Thọ, P.16, Q.GòVấp (Vs. Nam Anh Hào)

6) 750A/15 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận (Vs. Nam Anh Kiệt)

7) Trung tâm thể dục thể thao

– 1 Lê Bình, P.4, Q.Tân Bình, Tp.HCM (Vs. Nam Anh Tuấn)

8) Công ty TNHH Bảo Vệ Sài Gòn (Vs. Nam Chính Trực)

9) Võ đường Nam Chinh

– 140/17/7 Lê Đức Thọ, P 06, Quận: Gò Vấp

– 55 Nguyễn Văn Giai, Phường Đa Kao, Quận 1

—–  HÀ NỘI  —–

Vĩnh Xuân Thăng Long (VS Đinh Trọng Thủy)

  1. CS1: Nhà P6 đường Cao Luyện, Việt Hưng, Hà Nội
  2. CS2: CLB thể thao Làng Quốc Tế Thăng Long, Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Liên hệ: Võ sư Bùi Khắc Luân. DĐ: 01674535968. Facebook: https://www.facebook.com/builuankungfu
  4. CS3: 190 Quán Thánh – Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
  5. CS4: Trường Thanh Thiếu Niên – Quận Hoàng Mai
  6. CS5: Thị xã Mộc Châu, Sơn La
  7. CS6: Thành phố Móng Cái – Quảng Ninh
  8. Liên hệ: VS Thủy: 0983236269
  9. Website: http://vinhxuankungfu.com/

Nhánh cụ Trần Văn Phùng

1) VS Đỗ Tuấn: (Quán Thánh, Hà Nội)  (hình như thầy không còn dạy ?)

2) Vĩnh Xuân Ngọc Hà (Cố VS Trịnh Quốc Định)

Làng Ngọc Hà, Khu Di Tích Lịch Sử B52, 55/51/16 Đường Hoàng Hoa Thám, Hà nội

3) Vĩnh Xuân Lạc Trung (VS Vũ Văn Hồng)

Trường Nguyễn Đình Chiểu, phố Lạc Trung, Hà Nội

4) VS Thái Bá Sao: (C12, Thanh Xuân Bắc, khu bể nước sau Bách hoá Thanh Xuân).

5) Vĩnh Xuân Thăng Long (VS Đinh Trọng Thuỷ)

– Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương,190 phố Quán Thánh, Hà Nội

– Trường thể thao thanh thiếu niên Quận Hoàng Mai (cạnh hồ Đền Lừ)

Website: http://vinhxuankungfu.com/

6)  Võ đường Phật Gia Vĩnh Xuân Kungfu của võ sư Nguyễn Đức Tường 

Trường mầm non Cát Linh 28 phố An Trạch gần phố Trịnh Hoài Đức

Buổi tối 18h – 20h tập các ngày trong tuần trừ th2 và t7

Liên hệ trực tiếp VS Tường : 0988604661 

7) Vịnh Xuân Quyền Đại học Bách khoa Hà Nội

Địa chỉ: sân B7 Kí túc xá ĐH Bách Khoa.

Liên hệ tuyển sinh: 0973 183 399 – 090 220 1816

Facebook: http://www.facebook.com/VinhXuanQuyenVN

8) Đền Liễu Giai – Ngõ 343 Đội Cấn – tối 2 4 6 từ 6h

Võ sư Trương Văn Hòa (0903405720).hoặc HLV Phạm Đức Trung (01636256839) 

9)  CÂU LẠC BỘ WINGCHUN SPIRIT CLUB

Facebook: Wsc Wingchunspiritclub

http://www.facebook.com/Wingchunspiritclub?fref=ts

– Cs1: Công viên Dịch Vọng – Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà NộiThời gian: 16h – 20h, Từ thứ 2 đến thứ 6 .

Liên lạc: 0979353459 – Mr. Tuấn

– Cs2: Nhà tập Đại học Ngoại Thương – 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà NộiThời gian: Thứ 3: 18h-20h, Thứ 5: 18h-20h.

Liên Lạc: 01668333764 – Mr. Sĩ, 09739206001 – Mr. Phi

– Cs3: Học Viện Quân Y – Sân đối diện nhà văn hóa ( bên trong Học Viện)Thời gian: 16h30 – 18h, Thứ 2, thứ 4, thứ 6.

Liên Lạc: 0944772128 – Mr. Huy

– Cs4: Trường THCS Nam Hồng – Đông Anh – Hà Nội. Thời Gian: từ thứ 2 đến thứ 7: 17h-19h.

Liên Lạc: 01665899938 – Mr. Tín

– Cs5: Trường Đại Học Hà Nội. Thời gian: Thứ 3, thứ 5, thứ 7.

Liên lạc: 0944772128-Mr Huy.

– Cs6: Thôn An Thái-Xã Cẩm Lĩnh-Huyện Ba Vì. Tất cả các ngày trong tuần: 17h-19h.

Liên Lạc: 01655181988 – Mr. Tình

– Cs7: Vườn hoa Đền Lừ – Hoàng Mai – Hà Nội. Tất cả các ngày trong tuần: 17h30-19h30.

Liên lạc: 0944772128 – Mr Huy.

Nhánh cụ Trần Thúc Tiển

10) VS Trần Thiết Côn: 38 phố Gia Ngư, Hà Nội.

11) Phật gia Vịnh Xuân Quyền (VS Nguyễn Mạnh Nhâm)

Số 138 B4, Khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai

Điện thoại: 0436411699

Võ Sư Nguyễn Duy Thức: 0913 540042

– Cơ sở 1: Võ đường Phật Gia Vịnh Xuân Tuệ Tĩnh (VS Nguyễn Duy Thức, VS Nguyễn Văn Chiến)

– Cơ sở 2: Võ đường Phật Gia Vịnh Xuân Tịnh Tâm (VS Hồ Văn Khang)

– Cơ sở 3: Võ đường Phật Gia Vịnh Xuân Đặng Gia (VS Đặng Danh Tuấn)

– Cơ sở 4: Võ đường Phật Gia Vịnh Xuân ở phố Lạc Long Quân (VS Nguyễn Chí Kiên)

12) VS Trần Lê Hoài Ngọc (con trai út cụ Tiển)

Ngõ 1, 15c, Hàm Long, Hà Nội

13) Vĩnh Xuân Nội Gia (VS Nguyễn Ngọc Nội)

Trường THCS Thanh Quan, 29 phố Hàng Cót, Hà Nội.

Website: http://www.wingchun.com.vn/

14) Vịnh Xuân Phan Gia (VS Phan Dương Bình)

Số 88 phố Hàng Buồm, tầng 3, 4 (Nhà VH Quận Hoàn Kiếm Hà Nội).

Nhánh cụ Ngô Sỹ Quý:

Vĩnh Xuân Ngô gia (VS Đinh Diệp Hoà, VS Nguyễn Nam Vinh, VS Bùi Chương)

15) Trường tiểu học Văn Chương – Phố Khâm Thiên, Ngõ Văn Chương, cạnh chợ Văn Chương, Hà Nội.

16) Câu lạc bộ khu dân cư số 4. Tập thể nhà máy ô tô Hòa Bình, số 64, tổ 34, Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.

Ngô Gia Hoàng Pháp

17) Câu lạc bộ Vịnh Xuân Cung Thể thao Quần Ngựa(VS Thành Trung, VS Đoàn Thụy Anh)

Thầy Nguyễn Thành Trung. SĐT: 0989582236

Số 55 phố Đốc Ngữ, Ba Đình, Hà Nội

18) Câu lạc bộ Vịnh Xuân Nhà văn hóa thanh niên(VS Đặng Tuấn Hải)

Số 1 phố Tăng Bạt Hổ – Hà Nội

Liên hệ:Anh Trần Thắng : 090.328.7999

Website:  www.vinhxuanvietnam.org

Vịnh Xuân Nguyễn Gia (VS. Nguyễn Tiến Phi)

19) CLB Vịnh Xuân Tây Hồ. Đình Tứ Liên, 123 đường Âu Cơ, quận Tây Hồ,Hà Nội

20) CLB Vịnh Xuân Trịnh Hoài Đức. Nhà thi đấu 12 Trịnh Hoài Đức – quận Ba Đình – Hà Nội

Website: http://vietnamwingchun.com.vn

Vịnh Xuân Nhu Quyền (VS Cường)

21) Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô (tầng 2 hoặc tầng 3), phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội

Nhánh cụ Vũ Bá Quý:

http://vugiathanphap.net/gioi-thieu/vo-duong.html

22) Vũ Gia Thân Pháp (VS Nguyễn Tiến Mỹ)

74 phố Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội.

23) Vũ Gia Thân Pháp (VS Nguyên)

Ngõ 105 phố Bạch Mai, Hà Nội.

24) Võ đường Vĩnh Xuân Vũ Gia Thân Pháp (VS Việt Long)

Trường Mầm non Chu Văn An, 17-19 Thụy Khuê, Ba Đình, Hà Nội

Liên hệ: 04 22 117 227 (HLV Quang Huy) 

Website: http://vinhxuanvietnam.vn/

Các võ đường hoặc CLB sau không ghi rõ dòng nào hoặc có sự kết hợp

25) Lớp Vịnh Xuân của thầy Nam. THCS Hoàn Kiếm ở số 2 Nhà Thờ

Bây h lớp vẫn nhận học viên và chia thành 2:lớp cấp cao vs sơ cấp 

Học lớp sơ cấp:

T3: 6h-9h

T7: 6h-9h

Học lâu hơn lên cấp cao thì học thêm thứ 4 từ 6h-10h.

26)   Nhà văn hóa Quận Cầu Giấy, Đường Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Phụ trách: Thầy Nguyễn Văn Quân. SĐT: 01275659623

27) Câu lạc bộ phật sơn Vĩnh Xuân Quyền

Nhà văn hóa phường Thanh Xuân Nam- Đường Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân- Hà Nội.

Sđt liên hệ thầy Hùng 0915 416 799

28) Địa chỉ CLB Vịnh Xuân ở Cổ Nhuế: Nhà văn hóa Cổ Nhuế, đối diện sân bóng Tăng Thiết Giáp.

29) Võ sư Đặng Danh Tuấn

Số 641 đường Giải Phóng

30) Câu lạc bộ Vịnh Xuân Quyền Nam Bắc

Võ sư Nam Nguyên Khánh

Địa chỉ: ngõ 93/28 Hoàng Văn Thái. Liên hệ thầy Khánh: 01676015417

31) Câu lạc bộ Vịnh Xuân Tây Hồ

Huấn Luyện Thầy Bạch Ngọc Phú – SĐT: 0916020268

– Cơ sở 1: Trung tâm văn hóa Tây Hồ.

– Cơ sở 2: Chùa Tảo Sách 386 Lạc Long Quân

–  Cơ sở 3: Khu nhà A5, A6 Khu CN Bắc Thăng Long, Thôn Bầu, Kim Chung Đông.

Thời gian: 18h thứ 3, 5 , CN. Liên hệ vs A Nghĩa: 0985 890 576

–  Cơ sở 4: Nhà hát quân đội (gần Đại học Thương Mại)

– Cơ sở 5: Nhà Văn hóa huyện Từ Liêm 

32)  Đền liễu giai ngõ 343 đội cấn

—–  HẢI PHÒNG  —–

1) Võ đường Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền Hải Phòng

Võ sư: Phạm Tuấn Dũng – Điện thoại: 0904347838 

Địa chỉ: Chùa Linh Quang – An Đà, Số 1 đường An Đà, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng

Website: http://www.vinhxuanhaiphong.vn/default.aspx

—– SƠN LA —–

1) Câu Lạc Bộ Vĩnh Xuân Quyền Mai Sơn

– Lớp nhỏ: Từ 6 – 15 tuổi ( tập vào các ngày 3 – 5 – 7 hàng tuần từ 17h30 đến 18h45 tại sân trường Trung tâm chất lượng cao Mai Sơn)

– Lớp lớn: Nam, Nữ từ 16 tuổi trở lên ( tập vào các ngày 2 – 4 – 5 hàng tuần từ 19h30 đến 21h tại Cung văn hóa thể thao Mai Sơn)

Liên hệ đăng ký: 0989288338

—– LÀO CAI —–

1) Vịnh Xuân Quyền Lào Cai

Liên hệ: HLV Bùi Văn Vinh – SĐT: 0944 955 515

Địa chỉ: Trường tiểu học Lê Văn Tám – Lào Cai

—–  THÁI NGUYÊN  —–

1) Thiếu lâm võ đường – số 134 – tổ 39 phường Quang Trung – TP Thái Nguyên (lớp vĩnh xuân quyền tập luyện tất cả các buổi tối trong tuần)

Liên hệ : Võ sư – Hoạ sĩ Hắc Long. ĐT : 0983 756 309

—–  ĐÀ NẴNG  —–

—–  HƯNG YÊN  —–

1) Võ đường Vũ Gia Thân Pháp Mỹ Hào, Hưng Yên

Thời gian từ 14h – 17h Chủ nhật hàng tuần

– Võ sư Vũ Bá Hùng

Chủ nhiệm Võ đường Mỹ Hào, Hưng Yên

Điện thoại liên hệ: 093 668 3509

– Võ sư Tống Giang

Phó chủ nhiệm Võ đường Mỹ Hào, Hưng Yên

Điện thoại liên hệ: 0169 756 8586

Website: http://vinhxuanvietnam.vn/main/vo-duong-my-hao-hung-yen_59

—–  BẾN TRE  —–

1) Võ sư Nguyễn Đăng Quang: ấp Đông Thành, xã Thành An, huyện Mỏ Cầy Bắc, tỉnh Bến Tre.

Điện thoại 0975 436 085 và 0958 886 559.

 

Địa chỉ các cơ sở hình như đã thay đổi, bạn liên hệ trực tiếp võ đường để có thông tin chính xác nhất

A. Phả hệ nhân vật Vịnh Xuân quyền trên thế giới 

Ngũ Mai Sư thái (五 枚 師 太, Wumei Shitai, Ng Mui Si Tai) hay Ngũ Mai Đại Sư ( 五 梅 大 師, Wǔ Méi Dà Shī, Ng Mui Dai Si),

Nghiêm Nhị (嚴 二, Yim Yee): cha của Nghiêm Vịnh Xuân,

Đời thứ I

Nghiêm Vịnh Xuân (嚴 詠 春, Yim Wing Chun): học trò của Ngũ Mai Sư thái, học trò đầu tiên được truyền dạy Vịnh Xuân Quyền, tên võ phái cũng lấy từ tên của Nghiêm Vịnh Xuân

Đời thứ II

Lương Bác Trù hay Lương Bác Thau ( 梁 博 儔 – Leung Bok Chau, Leung Bok Sui): tương truyền là học trò của Hồng Hy Quan (Hung Hei Gun), và cũng là chồng của Nghiêm Vịnh Xuân, truyền nhân đời thứ hai của Vịnh Xuân quyền

Đời thứ III

Lương Lan Quế (梁 兰 桂, Leung Lan Kwai): truyền nhân đời thứ ba Vịnh Xuân, học trò đầu tiên của Lương Bác Trù.

Than Thủ Ngũ – Trương Ngũ (摊 手五 – 张 五, Tan Sau Ng)

Đời thứ IV

Lương Nhị Đệ (梁 二 娣, Leung Yee Tei): bạn của Hoàng Hoa Bảo, truyền nhân đời thứ tư của Vịnh Xuân quyền

Hoàng Hoa Bảo, (黄 华 宝, Wong Wah Bo): học trò của Lương Lan Quế (Leung Lan Kwai), truyền nhân đời thứ tư của Vịnh Xuân quyền

Lục Cẩm hay Đại Hoa Diện Cẩm (陸 锦, 大 华 面 锦, Dai Fa Min Kam):

Lục Lan Quan – 陸 兰官, San Kam ( Đại Hoa Diện Tân Cẩm – 大 华面 新 锦 ), đồng môn với Lục Cẩm

Đời thứ V

Lương Tán (梁 赞, Leung Jan): học trò của Lương Nhị Đệ và Hoàng Hoa Bảo, truyền nhân đời thứ 5 của Vịnh Xuân quyền

Phùng Thiếu Thanh (冯 少 青, Fung Siu Ching): sư phụ của Nguyễn Tế Vân

Hắc Bảo Toàn (霍 保 全, Fok Bo Chuen) hay Quách Bảo Toàn ( 郭 宝 全 )

Đời thứ VI

Lương Bích (梁 壁, Leung Bik): con của Lương Tán, truyền nhân đời thứ 6 của Vĩnh Xuân quyền, thầy của Nguyễn Tế Vân

Trần Hoa Thuận hay Trảo Tiền Hoa (Chan Wah Shan, Chan Wah Shun – 陳 華 順 / 陈 顺 华 / 找 钱 华): học trò của Lương Tán, truyền nhân đời thứ 6 Vịnh Xuân quyền, thầy của Diệp Vấn

Đời thứ VII

Nguyễn Tế Vân hay Nguyễn Tế Công (阮 济 云, Yuen Chai Wan): học trò của Phùng Thiếu Thanh và Lương Bích, truyền nhân đời thứ 7 Vĩnh Xuân quyền, sư tổ của Vĩnh Xuân quyền Việt Nam

Nguyễn Kỳ Sơn (阮 其 山, Yuen Kay Shan): em ruột Nguyễn Tế Vân, sư tổ Vĩnh Xuân quyền Quảng Châu

Diệp Vấn (叶 问, Yip Man): học trò của Trần Hoa Thuận, truyền nhân đời thứ 7 Vĩnh Xuân quyền, thầy của Lý Tiểu Long

Ngô Tiểu Lỗ (吳 小 魯, Ng Siu Lo), học trò của Trần Hoa Thuận

Ngô Trọng Tố (吳 仲 素, Ng Chung Sok): học trò của Trần Hoa Thuận, Nhị Sư huynh và cũng là người đã dạy Vĩnh Xuân quyền cho của Diệp Vấn từ năm 13 tuổi tại Phật Sơn, Quảng Đông

Trần Nhữ Miên (Chan Yu Min, Chan Yu-Gum – 陳 汝 錦): con trai của Trần Hoa Thuận

Lôi Nhữ Tế (Lui Yu Jai, Lui Yu-Chai – 雷汝濟): học trò của Trần Hoa Thuận

Đời thứ VIII

Lương Đỉnh (梁 挺, Leung Ting, 1947 – ): học trò của Diệp Vấn

Diệp Chuẩn (Yip Chun, Ip Chun – 葉 準, 1924 – ), con trai của Diệp Vấn

Đời thứ IX

Bành Nam (彭 南, Pang Nam, Pan Nam, 1909 – 1995) học trò đời thứ hai của Lôi Nhữ Tế và Trần Nhữ Miên

B. Phả hệ nhân vật Vĩnh Xuân quyền Việt Nam

Đời thứ I

Nguyễn Tế Vân hay Nguyễn Tế Công, (阮 济 云, Yuen Chai Wan): học trò của Phùng Thiếu Thanh và Lương Bích, truyền nhân đời thứ 7 Vĩnh Xuân quyền, sư tổ của Vĩnh Xuân quyền Việt Nam

Đời thứ II

Ngô Sĩ Quý (1922-1997)

Trần Thúc Tiển (1912-1980)

Vũ Bá Quý (1912-1995)

Trần Văn Phùng (1902 -1987)

Hồ Hải Long (1917-1988)

Phan Dương Bình (1929)

Dưới đây là hình ảnh cây phả hệ Vịnh Xuân:

Pha he vinh xuan quyen   

Phả hệ Vịnh Xuân

pha he vinh xuan phat gia

Phả hệ Vĩnh Xuân ở Việt Nam

cay pha he vinh xuan o hk

Phả hệ Vịnh Xuân

Dương Bình. An ninh Thế giới số 174

Sự khổ luyện đã không chỉ cho họ một nội công thâm hậu mà còn đẩy lùi được tứ chứng nan y, kiểu như những cuộc “tái sinh” ngoạn mục trong tiểu thuyết của Kim Dung. Đó là các võ sư có vóc dáng nhỏ bé và nội lực phi thường ấy vẫn đang sống giữa phố phường Hà Nội.

Ngày 14/9/2003, hàng ngàn môn sinh trong lễ ra mắt CLB Vĩnh Xuân, Hà Nội đều kinh ngạc trước câu chuyện thật mà như huyền thoại của võ sĩ quyền Anh Phạm Xuân Nhàn. Năm 1957, ông Phạm Xuân Nhàn vừa đoạt ngôi vô địch hạng 57kg giải “Vô địch quyền Anh mùa xuân”, nghe tiếng võ sư Trần Thúc Tiển đã lâu, muốn đến thử sức xem “ông già còi” với tiền sử bệnh lao giai đoạn 3 này có thực sự như những lời đồn đại hay không. Khi đó, võ sư Trần Thúc Tiển đang mở lớp hướng dẫn dưỡng sinh tại số nhà 38, phố Gia Ngư (Hà Nội) và ông chấp nhận đề nghị được thử quyền cước của ông Nhàn. Khi võ sư Trần Thúc Tiển vừa giơ chân đứng thế “tĩnh vững”, võ sĩ Phạm Xuân Nhàn đã lao vào ra đòn tới tấp, nhưng không hề suy suyển. Tiếp theo, lần thứ hai, được phép lùi 3 bước, nhưng tấm thân mảnh dẻ kia vẫn đứng bất động. Và lần thứ ba, ông Nhàn đã chạy ra rất xa để lấy đà, lao cả thân mình với tất cả sức mạnh tuổi trẻ mà vẫn không làm lung lay được thế đứng của võ sư. Võ sĩ vô địch quyền Anh đã phải chịu khuất phục bởi nội công thâm hậu của một ông già nhỏ thó, khi ấy chỉ nặng 38kg.

Ít ai biết rằng, võ sư Trần Thúc Tiển đến với việc luyện nội công ban đầu như đến với một phương pháp chữa bệnh. Theo lời của võ sư Nguyễn Thị Vân, môn sinh chân truyền và là con nuôi của cố võ sư Trần Thúc Tiển thì trước dây, gia đình ông thuộc diện trung lưu, có xưởng chế rượu và kinh doanh rượu mùi. Ông Tiển là một nghệ nhân pha chế rượu bậc nhất Hà Nội ngày ấy với món rượu trứng nổi tiếng. Hiện bà Vân và con út của võ sư Tiển là anh Trần Lê Hoài Ngọc vẫn đang lưu giữ bí quyết pha chế rượu trứng và chỉ đãi khách quý trong những ngày lễ trọng. Trước khi đến với Vĩnh Xuân, ông Tiển cũng đã luyện khá nhiều môn võ khác. Nhưng sau một thời gian tập luyện, vốn sức ông không được khoẻ, nên đã mắc chứng lao. Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TW, bệnh của ông đã vào giai đoạn 3, ho ra máu, dịch tràn màng phổi. Khi đó, võ sư Tế Công mở một tiệm thuốc bắc trên phố Hàng Buồm, nhưng chủ yếu ông vẫn dạy võ cho những người Hoa thân cận. Ông nghiện thuốc phiện khá nặng, mỗi tháng hút hết 3 hộp thuốc, nếu không có thuốc, huyệt chẩm trên gáy sẽ xẹp xuống, rất bứt rứt. Ông Tiển đã biết tiếng võ sư Tề Công khá lâu, nay thấy cụ đang trong buổi khó khăn, túng thiếu, nên thường qua lại và chăm sóc từ điếu thuốc tới bữa ăn. Thấy ông Tiển bị bệnh nặng mà lại nặng tình với mình, cụ Tề Công mới bảo: “Ta sẽ chữa khỏi bệnh cho tiên sinh”. Từ đó, thày Tề Công tận tâm truyền dạy, trò Thúc Tiển luyện tập chuyên cần, nên hiệu quả mỗi ngày một rõ. Nhờ được truyền thụ phương pháp luyện khí, nội công thượng thừa, kết hợp với điều trị thuốc, ông Tiển dần khỏi được bệnh và võ nghệ ngày càng cao thâm. Phương pháp luyện tập tưởng như tầm thường ấy đã làm nên một cuộc “tái sinh” với võ sư Trần Thúc Tiển. Không chỉ chữa được bệnh, ông còn là môn sinh đầu tiên được cụ Tề Công “chân truyền” tuyệt kỹ nội công.

Cái nghĩa cử cưu mang của võ sư Tề Công đã được võ sư Trần Thúc Tiển thực hiện lại với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Khi ấy, bác sĩ Viện đang làm việc tại NXB Thế Giới, ông cũng mới vừa từ Pháp về sau một thời gian dài trị bệnh vẫn chưa lành. Nghe tiếng võ sư Trần Thúc Tiển, ông mới đi tìm. Thấy bệnh của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có thể chữa được bằng phương pháp luyện tập dưỡng sinh, võ sư Trần Thúc Tiển đã ra bài tập cụ thể, luyện khí công, tác động vào nội tạng để các bộ phận trong cơ thể điều hoà âm dương, hoạt động nhịp nhàng. Với bác sĩ Nguyễn Khắc VIện đã có một cuộc “tái sinh’ ngoạn mục. Năm 1943, bị lao phổi nặng phải vào Bệnh viện Saint Hillaire du Touvet lên bàn mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt toàn bộ phổi phải và 1/3 phổi trái nhưng nhờ luyện tập cao trong việc luyện tập khí công, và sau này tập võ, ông đã thọ 83 tuổi. Sau đó, ông đi sâu nghiên cứu về phương pháp luyện công chữa bệnh, phổ biến đến nhiều người qua một loạt kinh nghiệm đã được xuất bản thành sách.

Năm 1977, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện quyết định làm một bộ phim khoa học về phương pháp luyện công chữa bệnh tuyệt vời này. Ông đề nghị võ sư Trần Thúc Tiển cử học trò ra chịu đòn để quay phim. Khi đó, mọi người đều phải bất ngờ trước sức mạnh phi thường của một “người tái sinh” nữa, đó là bà Nguyễn Thị Vân. Trước đó mấy năm, khi sinh xong đứa con thứ tư, bà bị suy nhược, da bọc xương, chỉ còn 34kg, đã thế, bà còn bị thêm các chứng bệnh kinh niên như viêm đại tràng mãn tính, suy thần kinh. Nghe tiếng võ sư Trần Thúc Tiển đã lâu, lại được chồng động viên (chồng bà cũng là một học trò của võ sư Trần Thúc Tiển), bà đã đến để thọ giáo. Với sự cố gắng hết mình, bà đã tiến bộ nhanh chóng trong tập quyền cước và khí công, thể lực của bà cũng tăng lên và bệnh cũ cứ lùi dần. Với các môn sinh thông thường chỉ tập 2 tiếng mỗi ngày, riêng bà đã tăng thời gian luyện tập gấp đôi. Sau gần 1 năm vừa truyền thụ vừa thử thách, võ sư Tiển mới chính thức cho bà nhập môn.

Bà Vân nhớ mãi buổi quay phim của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Dù bà đã có ý tránh không muốn xuất hiện trên phim, nhưng thày Tiển vẫn nhất định chờ bà đi miền Nam thăm chồng ra mới tiến hành cho quay. Hôm đó, người lo nhất có lẽ là đạo diễn Lương Đức. Vì ông không nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai ấy lại có thể “trụ” được trước sức ra đòn của một chiến sĩ đặc công. Thế nhưng, lúc ấy, cả võ sư Trần Thúc Tiển và bà Vân không hề biết người đàn ông trung niên cao lớn đó là ai và võ nghệ thế nào. Anh ta đến đứng trước mặt bà và hỏi: “Cô chỉ đứng bình thường mà không đứng tấn sao?”. Võ sư Tiển trả lời quả quyết: “Anh cứ đấm đi, nếu cô ấy lùi nửa bước tôi chịu trách nhiệm”. Anh ta lùi lại góc phòng và lấy đà rồi lao vào, dùng toàn lực ra liên tiếp 28 đòn đánh vào những huyệt hiểm trên người bà. Nhưng bà đã hoá giải được tất cả. Bước vào tuổi 65, bà Vân vẫn sống khoẻ, như một nhà văn thích một cuộc đời ẩn dật giữa cây cối và niềm đam mê thiền định. Bà không t
ham gia các hoạt động trong các câu lạc bộ võ thuật mà chỉ chuyên tâm vào việc nghiên cứu quyền cước và nội công. Tuy nhiên, vào những lúc ngặt nghèo có người tìm đến, bà vẫn hướng dẫn cho họ cách chữa bệnh và dưỡng sinh tăng thể lực. Bà Vân cũng đã theo bước sư phụ mình, “tái tạo” cuộc đời cho một người phụ nữ. Chị tên là Nguyễn Thị Nhâm, nhà ở phố Giảng Võ (Hà Nội). Sau 7 năm liền điều trị ở bệnh viện về bệnh bướu cổ mà không khỏi, bệnh đã biến vào tim, phải điều trị phóng xạ 3 lần nhưng tình hình cũng không mấy khả quan. Lúc đó, người nhà nghe tiếng bà Vân nên đã đưa chị đến. Bà bắt đầu tập luyện khí công, điều hoà các cơ quan nội tạng từ năm 1992. Từ thấp đến cao, từ động tác dễ đến khó, đến nay, chị Nhâm đã khoẻ mạnh hơn trước, bệnh cũng lui rất nhiều.

Về những nội công được chân truyền, nhiều môn sinh Vĩnh Xuân vẫn truyền đi câu chuyện rằng, sau hàng chục năm nghiên cứu thế “tĩnh vững” của con hạc ngủ trên một chân và sức mạnh của con rắn khi vặn mồi, Ngũ Mai sư bà – người sáng lập ra môn phái này đã hoàn thiện được tuyệt đỉnh Vĩnh Xuân. Thập niên 70 của thế kỷ trước, khi ngôi sao điện ảnh võ thuật Hồng Kông Lý Tiểu Long tung hoành phim trường Hollywood với những tuyệt chiêu của một cao thủ Vĩnh Xuân thì phương Tây mới đổ xô đi tìm hiểu và luyện tập theo môn võ lạ đến từ phương Đông này. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, Lý Tiểu Long chỉ là người “phát tiết” những tinh hoa của tiền nhân. Nhiều cao nhân trong phái Vĩnh Xuân có nội công thâm hậu nhưng sống khá khép mình, thậm chí là ẩn dật như những cư sĩ.

Các võ sư chi phái “Nội gia quyền” hiện nay cũng đang sống khá khép mình tại Hà Nội. Võ sư Phan Dương Bình, một trong những học trò đầu tiên của võ sư Trần Thúc Tiển đã gắn bó cả cuộc đời với võ thuật. Ít xuất hiện tại các kỳ cuộc, ông già 75 tuổi, dáng người thấp nhỏ và giọng nói âm vang này hiện sống lặng lẽ trên căn gác nhỏ phố Hàng Bạc. Năm 1995, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội có mời võ sư Phan Dương Bình qua Schwerin (Đức) để giới thiệu và hướng dẫn cho các huấn luyện viên võ thuật theo đề nghị của phía bạn. Trong gần một tháng, ông đã đưa các học trò đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ 14 giờ đến 18 giờ mỗi ngày, các học trò có thể đấm thoải mái vào người thày mà đến tối thày vẫn khoẻ như thường. Nhưng chỉ cần xoay nắm tay một cái là học trò đã lấm lưng. Thấy người viết bài này có vẻ hồ nghi, ông liền đề nghị: “Anh có thể đánh tôi thoải mái, tôi sẽ không cần đỡ”. Và trong gần 15 phút, cuộc “chiến đấu” giữa anh thanh niên 25 tuổi và ông già 75 tuổi đã kết thúc với nụ cười điềm nhiên trên môi võ sư. Mỗi cú đấm gần kiệt lực của tôi chỉ phát ra những tiếng “binh, binh” từ ngực ông, hệt người ta đấm vào bị bông. Hiện tại, ông vẫn đang âm thầm tìm kiếm môn sinh trong số các học viên ông đang hướng dẫn tại CLB võ thuật Hàng Buồm để truyền dạy nội công. Tôi hỏi ông, để tập như thế có lâu không? Ông cười nói rằng, cũng còn tuỳ cơ duyên, tuỳ cách truyền dạy của thày và tuỳ thuộc vào niềm say mê của người tập. Ông có được sự dẻo dai như thế cũng nhờ cách dạy của võ sư Trần Thúc Tiển. Trong nhiều năm liền, võ sư Trần Thúc Tiến đã dạy học trò theo cách của thày mình, để học trò đánh thẳng vào người thày, rèn phản xạ và rèn nội công.

Gặp PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm khi ông đang khám bệnh tại bệnh viện Tràng An, ít ai nghĩ rằng ông già vui tính với mái đầu bóng láng này lại đang mang trong mình những sức mạnh tiềm tàng của nội công Vĩnh Xuân. Cũng giống võ sư Phan Dương Bình, ông chỉ cho tôi cách đánh trực tiếp vào “chí ngọ tuyển” trong các bài quyền và cách phản đòn đối phương gần nhất, hiệu quả nhất. Tôi hỏi ông về cách luyện công chữa bệnh, ông nói rằng, các bệnh như hen, viêm xoang, dạ dày… là có thể hoàn toàn khỏi bằng phương pháp này. Mới đây, ông vừa đến Phật Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc) nơi được coi là cái nôi của Vĩnh Xuân và tham quan một số võ đường mới phát hiện ra rằng, các nhánh khác của Vĩnh Xuân không luyện tập nội công như Vĩnh Xuân Việt Nam. Ông kết luận, có thể khi sang Việt Nam, võ sư Tề Công mới truyền dạy cho học trò của mình cách luyện công bằng việc đấm trực tiếp vào người thày, nên sức chịu đựng được dẻo dai hơn, nội công, vì thế mà cũng thâm sâu, chữa được nhiều bệnh tật…

Tôi biết đến võ sư Trần Thúc Tiển khi tìm hiểu về võ thuật Công an. Ông Phạm Long, nguyên cán bộ Phòng Thể thao của Bộ Công an, là người đã từng theo học và mời võ sư Trần Thúc Tiển về hướng dẫn luyện tập nội công cho các tiểu giáo viên của ngành những năm 70 của thế kỷ trước. Một trong những người đã lĩnh hội trọn vẹn và luyện tập nội công đạt hiệu quả cao trong số những chiến sĩ công an ngày đó chính là thiếu tá Vũ Văn Sích, với biệt danh “Sích vồ” vì mỗi ngày ông tự đập 500 nhát vồ vào ngực mình để luyện công. Ông tâm sự rằng, nhờ luyện tập thường xuyên mà ông vẫn duy trì sức khoẻ tốt dù tuổi đã ngoài 60…

Theo các võ sư giàu kinh nghiệm, rất ít môn sinh trụ lại được với việc tập nội công vì đòi hỏi tính kiên trì và sự cần mẫn. Với những người quá trẻ, việc luyện tập thành công là không dễ dàng, dù rằng nếu luyện tập thường xuyên sẽ giảm được tính sốc nổi và bốc đồng. Võ sư Nguyễn Thị Vân đang ấp ủ sẽ viết một cuốn sách về các thế luyện tập nội công. Việc luyện công chữa bệnh, theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm là không có gì thần bí. Bất cứ ai cũng có thể luyện tập để nâng cao thể lực, nhưng phải tập đúng phương pháp và phải được sự hướng dẫn cụ thể của các võ sư.

Bài viết này mình đăng lại từ website wingchun.com.vn, bài viết này đã được đăng trên báo Phụ Nữ Thủ Đô, số 6, ngày 8/2/2006.

Vĩnh Xuân – nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển ở Việt Nam

Vĩnh Xuân, một môn võ có nguồn gốc từ Trung Hoa vào giữa thế kỷ XVII. Người sáng chế ra môn võ này là một nhà sư nữ, một đại cao thủ môn phái Thiếu Lâm, bà Ngũ Mai lão ni. Xuất phát từ trăn trở: là cùng học một thầy, cùng một công phu luyện tập như nhau, mà người nữ giới luôn yếu thế hơn người nam giới. Bà đã dầy công suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo ra một môn võ rất thích hợp với nữ giới. Bà lấy tên người nữ học trò đầu tiên của bà là Nghiêm Vĩnh Xuân đặt tên cho môn võ này: môn Vĩnh Xuân. Vĩnh Xuân là một môn võ hiệu quả chiến đấu rất cao, không những thế còn hàm chứa một công phu dưỡng sinh rất lớn.

Cuối năm 1939, Đại sư Nguyễn Tế Công từ Hồng Kông sang Việt Nam và truyền dậy môn Vĩnh Xuân tại Việt Nam. Đại sư Nguyễn Tế Công trở thành Sư tổ của Vĩnh Xuân Việt Nam. Bác sĩ Phạm Khắc Quảng, luật sư Nguyễn Thành Vinh và ngay cả tổng bi thư Đảng nhân dân cách mạng Lào Cay Xỏn Pon Vi Hẳn cũng theo học môn Vĩnh Xuân khi còn là học sinh trường Bưởi .v.v. Có nhiều võ sư môn Vĩnh Xuân thành danh ở Hà Nội và Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) như cố võ sư Trần Văn Phùng, cố võ sư Trần Thúc Tiển, cố võ sư Ngô Sĩ Quý, cố võ sư Đỗ Bá Vinh, cố võ sư Hồ Hải Long, cố võ sư Lục Viễn Khai… Đến nay các học trò của các cố võ sư vẫn đang tiếp tục truyền dậy môn Vĩnh Xuân với hàng nghìn môn sinh theo học. Ngay tại Hà Nội hiện nay cũng có hơn chục võ đường đang truyền bá môn Vĩnh Xuân.

Tính thực tế của môn Vĩnh Xuân trong cuộc sống:

Vào những năm 1970 của thế kỷ XX, ngôi sao điện ảnh Lý Tiểu Long đã làm cả thế giới biết đến tính hiệu quả rất cao trong giao đấu của môn Vĩnh Xuân (Vĩnh Xuân). Thế giới bắt đầu nhìn nhận lại môn Vĩnh Xuân trên một góc độ mới. Và càng tìm hiểu họ càng thấy ở Vĩnh Xuân một môn võ cực kỳ công phu, hiệu quả với nhiều điều mới lạ. Trên thực tế Vĩnh Xuân là một môn võ nội gia – nhu quyền. Trước hết rất phù hợp với tố chất của người nữ giới (vì người sản sinh ra môn võ này là một nhà sư nữ). Vĩnh Xuân là một môn võ không đòi hỏi cơ bắp, mà nhẹ nhàng uyển chuyển song hàm chứa khả năng nội khí (nội lực) cao; không cầu kỳ, rườm rà, bay bướm trong đòn thế mà đi thẳng tới hiệu quả. Mọi phương thức tập luyện đều thuận theo lẽ tự nhiên. Điều quan trọng là ý chí và sự cần mẫn trong tập luyện. Do đó môn Vĩnh Xuân còn rất thích hợp với những người lao động trí óc. Bên cạnh đó môn Vĩnh Xuân rất thích hợp với cuộc sống đô thị: không đòi hỏi sân bãi tập luyện, không đòi hỏi phương tiện tập luyện (nhất là trong nhiều năm đầu), không ồn ào, ầm ĩ, không làm ảnh hưởng đến xung quanh.

Trong số các học trò của Sư tổ Nguyễn Tế Công, có cố võ sư Trần Thúc Tiển. Trước khi đến với môn Vĩnh Xuân, cố võ sư đã bị lao cấp độ 3 mà ở những năm 1940 việc chữa lao là rất khó khăn. Nhưng dưới sự truyền dậy của Sư tổ Nguyễn Tế Công, cố võ sư Trần Thúc Tiển không những đã khỏi bệnh mà còn luyện tập được những công phu thượng thừa của môn phái Vĩnh Xuân. Cố võ sư chỉ nặng khoảng 48 ¸ 50kg, song cựu vô địch quyền anh – bác Phạm Xuân Nhàn đã đấm thoải mái với tất cả khả năng có thể vào người cố võ sư mà cố võ sư không sao. Thậm chí đứng một chân mà bác Nhàn đẩy không nổi. Học trò của cố võ sư Trần Thúc Tiển – chị Nguyễn thị Bích Vân – phải về mất sức khi mới ngoài 30 tuổi. Chị Vân đã chạy chữa rất nhiều nơi mà sức khoẻ không tiến triển. Khi theo tập cố võ sư Trần Thúc Tiển, được cố võ sư truyền dậy các phương pháp tập luyện. Chỉ một thời gian ngắn chị đã đẩy lùi hết bệnh tật và sau đó còn tập được nội công, một tuyệt kỹ của môn phái Vĩnh Xuân. Cũng như sư phụ của mình, chị có thể chịu đựng nhiều đòn đánh vào người mà không hề gây hấn. Đến nay, gặp chị, không ai có thể nghĩ rằng chị đã 65 tuổi. Cố võ sư Nguyễn Khắc Viện, cũng đã theo tập môn Vĩnh Xuân. Và cùng với một số phương pháp tập luyện khác, cố võ sư Nguyễn Khắc Viện đã kéo dài cuộc sống cảu mình thêm nhiều chục năm nữa so với dự đoán của chuyên môn y học. Cố võ sư Nguyễn Khắc Viện đã từng mong muốn nghiên cứu môn Vĩnh Xuân để đưa vào giáo dục thế chất trong học đường. Và còn rất nhiều, rất nhiều trường hợp tương tự như vậy.

Thay cho lời kết:

Cựu vô địch quyền anh – bác Phạm Xuân Nhàn đã có những tâm sự chân thành khi nói về môn Vĩnh Xuân: “công phu của môn này rất ghê”, “tôi quá phục, quá mến phục, quá kính phục công phu của môn này” (xem toàn văn lời tâm sự của bác Phạm Xuân Nhàn trong website: www.wingchun.com.vn). Chị Nguyễn thị Bích Vân một võ sư, một nhà văn đã nhận xét: “những phương pháp rèn luyện của Vĩnh Xuân quả thực vô cùng quý báu, bởi vì nó làm cho người mấp mé cái chết có thể khoẻ mạnh, rồi trở thành một người có bản lĩnh”. Phó giáo sư – Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, chủ nhiệm CLB Vĩnh Xuân Hà Nội, với 50 năm tập luyện môn Vĩnh Xuân dã coi môn Vĩnh Xuân “là một báu vật vô cùng quý giá, một di sản cực kỳ quý hiếm” mà chúng ta may mắn được tiếp thu.

Hy vọng môn Vĩnh Xuân, môn võ của mùa xuân, môn võ của phải đẹp sẽ giúp cho mọi người tìm được những khả năng tiềm ẩn từ bên trong con người. Đem lại cho mọi người sức xuân, sự tươi trẻ, nhẹ nhàng, đắm thắm quyến rũ mà cùng tràn đầy sức lực.

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2006

Chủ nhiệm – Võ sư trưởng Võ đường Việt Nam Vĩnh Xuân Nội gia Quyền

Võ sư – Kĩ sư Nguyễn Ngọc Nội

Một điều đơn giản nhất là không phải chúng ta đọc được bao nhiêu cuốn sách, mà quan trọng nhất là chúng ta hiểu được bao nhiêu phần trong cuốn sách. Vịnh Xuân Quyền là môn công phu có thể lĩnh hội được rất nhanh, nhưng phải mất rất nhiều năm tháng rèn luyện mới hiểu được sức mạnh của nó.

sam-kwok-sil-lim-tao

Sư phụ Samuek Kowk đánh bài Tiểu Niệm Đầu.

Đôi khi, có những điều nhỏ nhoi tình cờ có thể giúp chúng ta hiểu ra được rất nhiều vấn đề rộng lớn. Phải không ngừng quan sát và theo dõi, đôi lúc chúng ta tập trung để cảm nhận một vật, nhưng cũng phải có lúc phóng tầm nhìn bao quát để thấy được những thứ xung quanh.

Không nên gò bó mình trong bất kì một nguyên tắc nào, mình nghĩ Vịnh Xuân cũng vậy… lĩnh hội và phát triển, đó mới chính là Vĩnh Xuân.

Hãy tìm cho mình một chỗ tập tốt, một người bạn cùng tập Vịnh Xuân, mọi thứ sẽ đến rất tự nhiên.

Chúc các bạn luyện tập vui vẻ!