Các bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp thở cơ bản trong võ thuật dưới đây. 

Võ sư Trương Văn Bảo – Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam 

Hơi thở là yếu tố quan trọng và rất cần thiết trong đời sống con người. Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống trong một thời gian nhưng không thể nhịn thở. Hơi thở và phương pháp thở được các môn thể dục, thể thao và võ thuật đặc biệt chú trọng, nói chung là các môn vận động, kể cả thể dục dưỡng sinh và y võ dưỡng sinh. Bình thường con người không để ý hơi thở là trọng, vì đó là tự nhiên nhưng đến khi ở trong môi trường hoặc hoàn cảnh thiếu thở (không đủ dưỡng khí) thì mới ý thức rằng hơi thở cực kỳ quan trọng và cần thiết.

Phương pháp thở

Thuật ngữ gọi cách thở của các môn võ là khí pháp. Khí pháp là một trong những pháp công hình thành nên võ thuật vì khí pháp cùng các bộ căn bản khác tạo nền móng vững chắc cho sự hoàn thiện một chu trình tập luyện và thể hiện công phu môn võ của người tập. Võ thuật có câu: “Dùng ý dẫn khí, vận khí hóa kình”, đó chính là đỉnh cao công năng của hơi thở. Khái niệm về kình trong võ thuật cổ truyền chính là lực tạo ra do khí đi vào hệ cơ bắp trong một cơ chế sinh học đặc biệt và lực là hệ quả tất yếu của quá trình phát kình với các hiệu ứng mang tính vật lý, đó là tạo ra áp lực lên đối tượng và gây ra tác động ớ các mức độ và mục đích khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là đòn đánh ra có một sức xuyên phá lớn làm cho đối phương bị chấn thương.

Hơi thở theo khoa học vật lý là hô hấp. Hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí carbonic từ trong ra của cơ thể sinh vật. Các phương pháp thở hoặc phục hồi hơi thở trong khoa học có nhiều như: Hô hấp nhân tạo (phương pháp thổi ngạt, thông khí nhân tạo cho người bị ngạt thở hoặc suy hô hấp, đưa một thể tích không khí vào phổi để duy trì sự trao đổi dưỡng khí và thán khí); Hô hấp nội bào (sự trao đổi khí xảy ra trong các tế bào). Các giải pháp hồi phục, hồi sinh, hồi sức, hồi tỉnh… đều nhắm vào hơi thở.

Trong võ thuật nhấn mạnh “tâm hợp ý”, “khí hợp lực”, khí cần trầm lặng, dùng khí đẩy lực, cho nên chức năng hô hấp có ảnh hưởng rất đặc biệt. Hơi thở trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa của các động tác mà thành, lúc nào hít vào, lúc nào thở ra đều có nguyên tắc. Ví dụ khi thực hiện các động tác gập thân thu lại, hoặc đưa mình lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân, đấm tay và các động tác khác đi đến dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Nguyên tắc cơ bản về hơi thở của luyện tập võ thuật là “động hấp, tịnh hô”.

Tập luyện hơi thở trong võ thuật có phương pháp sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học võ cổ truyền cho rằng thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi. Đó là lối thở đúng nhất để hoà hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ gọi cách thở này là hiệp khí.

Ngay trong các bài tập khởi động cũng chính là quá trình chuẩn bị cho cơ thể trước khi tập luyện hay thi đấu về thể chất, tinh thần và trí lực, yếu tố tiên quyết vẫn là hơi thở. Chính hơi thở làm cho hệ tim mạch hoạt động tăng lên nhằm đưa máu đủ vào các cơ, khớp và các chi trên toàn thân; hệ xương, khớp, thần kinh được dẻo dai, linh hoạt; tinh thần được tập trung.

Ngoài những công năng đặc dị của các dị nhân võ thuật về khí công đặc dị, nội công đặc dị và những công phu khác thì ở góc độ của một người tập võ bình thường hơi thở giúp ích thiết thực trong lãnh vực quyền thuật và đối kháng. Bởi vì khi người tập kiểm soát và làm chủ được hơi thở thì tinh thần sẽ tập trung, lực phát có sức xuyên phá, giữ được thăng bằng cho cơ thể trong mọi tình huống.

Tuy các môn võ không ghi rõ yếu tố hơi thở khi biểu diễn (trừ Karate-do) nhưng tất cả nền tảng đều phải dựa trên hơi thở vì nếu hơi thở không hài hoà, nhịp nhàng, hợp lý mà bị rối loạn thì các yếu tố khác sẽ ảnh hưởng dẫn đến sự thất bại. Điểm dừng kỹ thuật của bài võ chính là thời điểm để điều tiết công năng hơi thở, lặp lại chu trình hô hấp điều hoà sức nhanh, mạnh, bền cùng yếu tố chuẩn xác cho võ thuật.

Với đối kháng, ngoài các yếu tố cần thiết khác thì việc điều hoà hơi thở giúp trải dài sức chịu đựng trong một khoảng thời gian hợp lý để người thi đấu không bị “hụt hơi” lúc về sau và đòn thế kỹ thuật lúc nào cũng sắc bén có sức mạnh, sự linh hoạt không bị suy giảm, làm chủ được mình trong trận đấu. Chính vì vậy các võ sư thường huấn luyện cho học trò mình những bài tập kỹ thuật, thể lực khắc khe để tăng sức chịu đựng cơ thể qua hơi thở nhằm thích ứng với những trận đấu thực tế.

Các nhà nghiên cứu khoa học về hơi thở đánh giá việc tập võ là phương pháp vận động toàn thân giúp cho các bộ phận của cơ thể có dịp hoạt động đều, trong tập luyện lại kết hợp được hơi thở với các động tác mang lại lợi ích thiết thực cho tinh thần và thể chất.

TVB Đà Lạt

Nguồn http://vothuatcotruyen.vn

Tuy gốc gác là Hoa Lư, nhưng ông lại sinh ra tại Cao Bằng vào năm 1917. Tổ tiên của Quyền sư là Tả Thừa tướng Đinh quốc công Nguyễn Bậc đời nhà Đinh (thế ký IX-X ), hậu duệ của phó duệ úy tướng quân Nguyễn Hữu Khôi, sau đổi là Lê Văn Khôi, người đã nổi danh bởi tay không đánh chết hổ dữ, khiếp phục sứ thần Xiêm La.

wingchunhis032_resize

Dòng họ của Quyền sư Hồ Hải Long là «Tướng tướng thế gia», có nhiều tổ tiên làm đến văn võ tướng.  Chú ruột của người là Nguyễn Đắc tiên sinh, hiệu là Thạch Xương, chưởng môn phái Hàn Bái đường.  Chú thứ hai là Nguyễn Thọ, bí danh là Thọ Hổ Nhỡn Kỳ Sơn đều là danh sư đất Bắc.

Lúc nhỏ tuy gầy ốm nhưng có sức mạnh và tánh nóng như lửa nên cụ Thạch Xương không chịu truyền đai võ nghệ nhưng người chỉ nhìn trộm mà thuộc lòng bài “Mai hoa ngũ lộ Quyền” là bài quyền sở đắc của cụ Hàn.

Trong một dịp cụ Đắc vắng nhà, người đã hàng phục hết các môn sinh chính thống của thúc phụ.Do đó cụ Thạch Xương đã cho gọi đến và lần lượt chỉ các bài: Thất tinh Hổ báo Quyền, Bát bộ lien hoa Quyền, Thiên địa linh quan côn, Thất tinh kiếm và Kỳ Sơn tiên sinh cũng truyền cho bốn bài: Miêu việt long hổ Quyền, Bát môn quý châu long hổ kiếm, Tam thập nhị thủ pháp, Thiên địa miêu tử công.   Ngoài một số vốn võ thuật nói trên, người còn may mắn được gặp danh sư  Nguyễn Tế Công thuộc Vịnh Xuân phái Phật gia thiếu lâm và được truyền dạy võ nghệ Vịnh Xuân từ năm 1939. Đại sư  nhận thấy môn sinh của mình là người có tấm lòng hào hiệp, cởi mở nên yêu quý và truyền dạy cho Hồ Hải Long cặn kẽ từng bước trên con đường lĩnh hội võ thuật.

Vo su Ho Hai Long

Người đã được Đại sư truyền dạy:

  1. Khí Công
  2. Bát Thủ Pháp
  3. Tiểu Luyện Đầu
  4. Ngũ Hình Khí Công
  5. Tiểu Mai Hoa
  6. Mai Hoa bộ
  7. Hạc Hình Thủ Bộ
  8. Mộc nhân trang quyền pháp
  9. Lục Điểm Bán Côn
  10. Bát Trảm Đao
  11. Tiểu hình ý
  12. Hàng long pháp hổ quyền
  13. Niêm Thủ
  14. Ly thủ

Chăm chỉ luyện tập và đạt được những thành tích vang dội, Nguyễn Duy Hải được mọi người đặt cho biệt danh là «Hồ Hải Long»

Cũng trong thời gian đó người tham gia tích cực vào phong trào kháng chiễn chống thực dân Pháp và bị bắt và giam cầm 5 năm. Các bức tường nhà tù không cản trở được Hồ Hải Long mài giũa võ thuật. Người không ngừng rèn luyện khí công, thiền và võ thuật. Khi được ra tù, võ công của người đạt tới trình độ không tưởng, động tác nhanh tựa chớp, cơ bắp tựa đá, khi vận khí công có thể chịu được hàng trăm của kẻ địch. Khi còn trẻ Hồ Hải Long đã được coi là cao thủ về đao pháp. Trong thời gian kháng chiến, tháng Hai năm 1947 người đã đoạt giải trong các kỳ thi đao pháp của mười tỉnh phía Bắc được tổ chức tại Chợ Mễ trước chiến thắng Sông Lô. Sau đó Hồ Hải Long dạy võ thuật cho lực lượng công an, trong số đó có rất nhiều môn sinh là Thanh niên kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc.

Quyền sư Hồ Hải Long là bạn chí thân của Võ sư Nguyễn Lộc, người sáng lập Việt Võ Đạo «Vovinam» và võ sư vô địch quyền Anh Nguyễn Quỳnh, người sáng lập «Tinh hoa thuật». Người cũng có quan hệ thân thiết với đại võ sư Vũ Bá Oai , người đã phát triển rất mạnh trường phái Hàn Bái tại miền Nam Việt Nam.

Năm 1953 người đi vào Nam và trở thành thày giáo dạy các môn xã hội trong trường trung học. Hai năm sau, người gặp lại được sư tổ Nguyễn Tế công và tiếp tục lĩnh giáo từ sư tổ cho đến khi  sư tổ tạ thế.

Quyền sư Hồ Hải Long được phong là võ sư Chưởng môn Vịnh Xuân công phu thế hệ đầu tiên tại Việt Nam. Theo di nguyện của sư tổ, người đã mở võ đường để truyền dạy võ thuật vào năm 1961.

Do ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, lớp trẻ bị sa sút về tinh thần, Đại võ sư Hồ Hải Long vừa là người thầy vừa là người yêu nước đã quyết định dùng việc truyền thụ Vịnh Xuân làm cơ sở để hồi sinh các giá trị tinh thần cho lớp trẻ. Người đã chọn các môn sinh cùng tư tưởng và truyền thụ hết cho họ các hiểu biết của mình. Song song với việc dạy võ thuật, Người đã rèn giũa con tim và khối óc của họ để họ có thể sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của người con yêu nước.

Đại võ sư Hồ Hải Long (Nguyễn Duy Hải) đã tận thế hồi 5 giờ sáng ngày thứ sau 27 tháng 12 năm 1988 dương lịch (27 tháng tám âm lịch, năm Mậu Thìn, thọ 72 tuổi)

Trước khi qua đời Người đã chuyển danh võ sư chưởng môn Vịnh Xuân công phu tại Việt Nam cho môn sinh của mình là võ sư Huỳnh Ngọc Ẩn.

Nguồn: wingchun.name

Thực tế, xô đẩy hay quật ngã là những đòn thế rất hay được sử dụng, trong Vịnh Xuân Quyền cũng đưa ra những kĩ thuật khoá, kéo, xô để khiến đối phương mất thăng bằng hoặc ngã.

Những kĩ năng này đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo mới có thể áp sát (nhập nội) đối phương. Thêm nữa, đó còn là sự dứt khoát khi ra đòn bởi vì chỉ cần bạn chậm trễ  đối phương lập tức đáp trả bạn ngay.

Chúc bạn luyện tập vui vẻ!

[youtube-subscribe]

Nguyên lý các đòn đá 

Để cho ra một đòn đá chính xác cần phải chú ý những điểm sau: luyện tập, nắm vững thời gian, khoảng cách vị trí, thăng bằng, đối tượng của đòn đáđộ nhanh nhậy.

Nói nôm na rằng: Luyện công bách biên, thân pháp tự nhiên. Mỗi động tác đều phải thông qua hai người đối luyện không ngừng lặp lại cho đến khi biến thành tự nhiên, phản xạ bản năng. Bí quyết duy nhất của tất cả các công phu chẳng qua là việc đối luyện không ngừng (có thể luyện tập với đối tác cố định hoặc không cố định) hoặc luyện tập với mộc nhân.

Cước pháp trong Vĩnh Xuân Quyền

Nắm vững thời gian là điều kiện quan trọng hàng đầu của tầt cả các kỹ thuật (vận dụng trong chiến đấu), điều này chỉ có thể đạt được thông qua kinh nghiệm và sự nỗ lực luyện tập. Nếu như yếu tố thời gian không nắm vững, thì cho dù động tác hoàn mỹ đến mấy cũng không thể giành thắng lợi được. Một số quyền thủ Vịnh Xuân có thói quen dùng một phương thức chủ động nhưng cố định để ra các đòn cước; nhưng thực tế Vịnh Xuân chú trọng ra đòn sau triệt đòn, để cho quyền thủ Vịnh Xuân có thể vừa tiêu vừa đả thế tiến công của đối thủ. Khi ở trong trạng thái chuẩn bị, có thể cố gắng chiếm lấy trung lộ từ sự tiến công của đối phương hoặc cũng là để bổ trợ cho những thiếu sót về kỹ thuật.

Chính vì phương thức đá phần thân dưới của cước pháp Vịnh Xuân, nên thông thường yêu cầu (quyền thủ Vịnh Xuân) phải rất áp sát đối phương thì các đòn đá mới phát huy được tác dụng; đồng thời cũng vì khoảng cách ra đòn đá thông thường bằng với khoảng cách ra đòn tay, cho nên Vịnh Xuân Quyền yêu cầu quyền thủ phải án chế được một bộ phận trên cơ thể đối phương mới ra cước, làm như thế là để tất cả các bộ phận thuộc cơ thể ta đều có thể tham gia vào đòn đánh, đồng thời mượn địch thủ làm điểm nâng đỡ cho sự cân bằng của ta. Một người mà một bộ phận chân tay bị khống chế thì càng dễ bị trúng đòn.

Cước pháp trong Vĩnh Xuân Quyền

Khi mới bắt đầu luyện tập Vịnh Xuân, (Vịnh Xuân quyền thủ) thông thường áp dụng phương thức mặt đối mặt để luyện tập, lợi dụng các động tác đơn thủ hoặc tổ hợp song thủ tiến hành đối luyện; sau đó Vịnh Xuân Quyền yêu cầu nhập nội từ một góc độ nào đó, bất kể từ chính diện hay phía cánh đều có thể dùng những động tác tinh tế hóa giải sự tiến công của đối phương.

Thăng bằng đòi hỏi một mã bộ vững chắc; khi nhấc một chân lên thì chân còn lại phải chịu toàn bộ lực từ cơ thể. Muốn khắc phục được nhược điểm của sự mất thăng bằng đem đến, Vịnh Xuân Quyền huấn luyện học viên xoay thân, di chuyển và việc luyện cước, vào thời điểm đầu đều đem phần lớn trọng lượng cơ thể áp đặt lên một chân; vào thời điểm sau, (Vịnh Xuân quyền thủ) có thể mượn địch thủ để giữ thăng bằng, trong lúc mượn một bộ phận cơ thể đối phương giữ thăng bằng đồng thời ra đòn cước.

Khi các bạn đã nắm vững những kỹ thuật này, Vịnh Xuân Quyền có thể giúp các bạn phá vỡ hệ thống công thủ của đối phương một cách nhanh gọn hiệu quả. Chính bởi những kỹ thuật này, Vịnh Xuân chú trọng đánh gần, nhằm một số bộ phận yếu hiểm trên cở thể làm mục tiêu, ví như đầu gối, háng, nếu ở khoảng cách xa thì những bộ phận như khớp, thận, xương sườn đều có thể trở thành mục tiêu. Những bộ phận có cơ bắp phát triển và các bộ phận mẫn cảm khác có thể trở thành đối tượng án chế. Nhưng, sự vận dụng các kỹ thuật này cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự nắm bắt thời gian, cảm giác về cự li, vị trí, thăng bằng của đối thủ.

Việc vận dụng chi giác (tức da, phản xạ thần kinh) trong một khoảng cách ngắn nhất, với động tác tinh tế nhất có thể ảnh hưởng đến phản ứng của đối thủ chính là sở trường của các quyền thủ Vịnh Xuân. Trong phạm vi tay dính tay, cự li ra đòn của tay và chân là giống nhau, khi bộ phận cước tiếp xúc với đối phương sẽ cảm nhận được sự thay đổi của góc độ và lực, Vịnh Xuân Quyền thủ đã có thể (dựa vào sự thay đổi này) nhanh chóng cảm nhận chứ không phải nhìn thấy, để điều chỉnh chính mình. Loại thông tin phản hồi trở lại này có thể làm cho quyền thủ Vịnh Xuân thông qua sự biến đổi bộ pháp làm cho mình luôn luôn trong tư thế áp đảo và hóa giải đối phương.

Tâm pháp

Vịnh Xuân là một loại quyền mang tính khái niệm cao, nói đến Kung fu không phải chỉ nói đến các chiêu thức bề ngoài. Chiêu thức chẳng qua chỉ là một loại công cụ biểu đạt, mà chính khái niệm mới là linh hồn của những công cụ này.

Giữ vững đường hướng ra đòn theo trung tuyến là phương thức ra đòn đá một cách trực tiếp và đơn giản nhất. Nếu đối thủ áp sát theo một đường cong, quyền thủ Vịnh Xuân tất có đủ thời gian để phản ứng, thì lúc này một đòn đá sẽ là biện pháp nhanh gọn nhất. Giữa hai người là đường tí ngọ (đường trung tuyến), chỉ cần đánh trực tiếp vào trung tâm đối phương là được. Nếu như sự tiến công của đối phương đã chiếm lĩnh được trung tuyến một cách vững vàng, thì quyền thủ Vịnh Xuân có thể bước tiến thêm một bước, hoặc bước một bước đến phía cánh của đối phương , tạo ra một đường tí ngọ mới.

Phương thức dùng một chân để ra đòn, trong khi lấy chân khác làm trụ nâng đỡ cơ thể có ưu điểm là khi một chân làm động tác, thì chân kia sẽ đảm nhiệm việc nâng đỡ toàn bộ khối lượng cơ thể, giữ cho cơ thể ở trạng thái thăng bằng.

Việc dùng chân để chống lại võ khí thực ra cũng không khác mấy so với việc dùng chân để chống lại người, chẳng qua mục tiêu phải là chân trụ của địch thủ. Trong điều kiện thời gian và phạm vi nhất định, với ý niệm công thủ theo trung tuyến, quyền thủ Vịnh Xuân có thể bắt đầu
với bộ phận
mà địch thủ gần mình nhất.

Có lúc đường hướng tiến công gặp trở ngại, (sự ra đòn và phản ứng của quyền thủ Vịnh Xuân) không đủ nhanh và trực tiếp, lúc này, quyền thủ Vịnh Xuân có thể thừa cơ trước khi đối phương ra đòn, nhập nội, phá vỡ nhịp tiến công và ngăn chặn đòn đánh. Đường hướng mà (quyền thủ Vịnh Xuân) bị án ngữ sẽ lập tức được sắp xếp và bố trí lại.

Cơ sở

Vịnh Xuân Quyền bao hàm nhiều cước pháp, trong đó mỗi loại kỹ thuật đều có tâm pháp đặc thù riêng, muốn luyện và sử dụng chúng một cách thuần thục, phải nắm bắt vững vàng những tâm pháp này. Vịnh Xuân không giống với nhiều môn phái kung fu khác, kỹ thuật đòn cước của Vịnh Xuân không bao giờ áp dụng vào các bộ vị trên thắt lưng. Trong ứng dụng, Vịnh Xuân thường ra đòn cước một cách trực tiếp có phát lực tương đối mạnh nhằm phá hủy kết cấu của địch thủ và ngăn chặn địch thủ áp sát. Lực của các đòn đá có thể dùng để tiêu đòn của đối phương từ xa cho đến công đả khống chế đối thủ ở tầm gần; thêm nữa, đòn cước của Vịnh Xuân không có động tác giả để đánh lừa hoặc thử nghiệm đối phương, bởi vì khi một đòn cước phát lực quá mức, đồng thời đi với nó là lộ ra sơ hở, người ra đòn cước rất có khả năng vì điều này mà mất thăng bằng. Cho nên quyền thủ vịnh Xuân sẽ cố gắng bằng mọi biện pháp để bảo đảm đòn đá này phải trúng.

Nguồn: www.vinhxuan.org